Hơn 75% giá trị thị trường của một doanh ngiệp có nguồn gốc từ những tài sản vô hình, cái mà các thước đo tài chính truyền thống bỏ qua. Robert S. Kaplan và David P. Norton đã lập luận rằng “Không thể quản lý cái mà bạn không đo lường được”. Dựa trên nghiên cứu tại 300 tổ chức qua hơn một thập niên, tổ chức Kaplan - Norton đã đưa ra một công cụ mang tính cách tân, đó là “Bản Đồ Chiến Lược”, nhằm giúp các công ty lượng hóa các tài sản vô hình chủ yếu của mình.
Việc tiến hành thành công một chiến lược đòi hỏi 3 yếu tố:
Kết quả vượt trội = Mô tả chiến lược + Đo lường chiến lược + Quản lý chiến lược. Triết lý của 3 yếu tố cấu thành này chỉ đơn giản là bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường được. Bạn không thể đo lường những gì bạn mô tả được). Việc tạo ra được sự gắn kết chiến lược sẽ quyết định giá trị tài sản vô hình. Và cũng có thể coi sự gắn kết chiến lược là yếu tố thứ 4 của Bản đồ chiến lược – thể hiện tài sản vô hình của công ty và vai trò của chúng trong chiến lược.
Mô tả tài sản vô hình
Tài sản vô hình được mô tả là “những kiến thức tồn tại trong tổ chức để tạo ra những lợi thế khác biệt” hoặc ‘khả năng của nhân viên công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Tài sản vô hình bao gồm nhiều loại tài sản đa dạng như quyền sáng chế, bản quyền, kiến thức của nguồn nhân lực, tinh thần lãnh đạo, hệ thống thông tin và quy trình làm việc… Có thể chia thành 3 loại với những mục tiêu như sau:
- Nguồn vốn con người: sự sẵn có của tài năng, kỹ năng, bí quyết để thực hiện những hoạt động theo yêu cầu của chiến lược.
- Nguồn vốn thông tin: sự sẵn có của hệ thống thông tin và các ứng dụng, cơ sở hạ tầng kiến thức cần thiết để phục vụ chiến lược.
- Nguồn vốn tổ chức bao gồm: Văn hóa: nhận thức và khả năng nội bộ hóa tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị chung cần thiết để thực hiện chiến lược. Tinh thần lãnh đạo: sự sẵn có các nhà lãnh đạo giỏi ở mọi cấp độ để đưa tổ chức đi đúng chiền lược. Sự gắn kết: gắn kết các mục tiêu và các chế độ khen thưởng với chiến lược ở mọi cấp độ của tổ chức. Tinh thần tập thể: sự chia sẻ các tài sản kiến thức và nhân lực với tiềm năng chiến lược.
Những mục tiêu trên mô tả những tài sản vô hình quan trọng và cung cấp một mẫu hình hiệu quả để gắn kết và kết hợp chúng vào trong chiến lược của tổ chức.
Gắn kết và kết nối tài sản vô hình
Bản đồ chiến lược tạo ra sự gắn kết và kết hợp bằng cách cung cấp một điểm liên kết chung cho chiến lược doanh nghiệp và khía cạnh nội bộ của bản đồ xác định một vài quy trình chủ chốt để tạo ra kết quả mong đợi cho khách hàng và cổ đông. Tài sản vô hình phải được gắn kết với các quy trình nội bộ để tạo ra giá trị này. Có 3 kỹ thuật gắn kết để tạo ra cầu nối giữa Bản đồ chiến lược và tài sản vô hình:
- Nhóm công việc chiến lược: đối với mỗi quy trình chiến lược, một hoặc hai nhóm công việc sẽ có tác động lớn nhất đến chiến lược đó. Bằng cách nhận dạng nhóm công việc này, xác định các năng lực cần có và đảm bảo sự phát triển của chúng, chúng ta có thể nâng cao các kết quả của chiến lược.
- Danh mục các khoản đầu tư công nghệ thông tin chiến lược: để thực hiện từng quy trình chiến lược, cần có những hệ thốngIT và cơ sở hạ tầng cụ thể. Những hệ thống này thể hiện một danh mục các khoản đầu tư kỹ thuật cần ưu tiên về mặt tài chính và những nguồn lực khác.
- Lịch trình thay đổi tổ chức: chiến lược đòi hỏi những thay đổi trong các giá trị văn hóa, cả bên trong (ví dụ: tinh thần tập thể) lẫn bên ngoài (ví dụ: lấy khách hàng làm trọng tâm). Một lịch trình thay đổi văn hóa, bắt nguồn từ chiến lược giúp định hình sự phát triển của môi trường và văn hóa mới.
Qua việc phát triển, các công ty gắn kết và kết hợp nguồn vốn con người, thông tin và tổ chức với một vài quy trình chiến lược chủ chốt, tạo ra những thành quả lớn nhất từ tài sản vô hình của nó.
Đo lường các tài sản vô hình
Tài sản vô hình không nên được đo lường qua chi phí tiền bạc để tạo ra chúng . Cũng không nên xác định giá trị của chúng dựa vào các đánh giá riêng lẻ về năng lực và giá trị của các tài sản công nghệ thông tin (IT) và nhân sự (HR). Giá trị của tài sản vô hình được xác định từ khả năng gắn kết với các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp chứ không phải bằng chi phí để hình thành chúng, cũng không phải giá trị riêng rẽ của chúng.
Tài sản hữu hình được sắp xếp theo thứ tự tùy vào mức độ thanh khoản của chúng, tức là khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của tài sản. Mô hình bản đồ chiến lược giúp các nguồn vốn con người, thông tin và tổ chức được thể hiện như các tài sản cuối cùng có thể chuyển đổi thành tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nhờ tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí. Để làm được điều nay, chúng ta phải có Sự sẵn sàng chiến lược - để mô tả khả năng hỗ trợ chiến lược doanh nghiệp của tài sản vô hình.Sự sẵn sàng chiến lược tương tự như tính thanh khoản – mức độ sẵn sàng càng cao thì tài sản vô hình càng nhanh chóng đóng góp vào việc tạo ra tiền mặt. Sẵn sàng chiến lược chuyển đổi giá trị vô hình thành giá trị hữu hình chỉ thực hiện được khi mà các quy trình nội bộ tạo ra mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Việc đo lường tài sản vô hình có thể sử dụng mô hình xếp lớp, tương tự như trong bản cân đối kế toán cho tài sản hữu hình và tài chính. Ở bên trên cùng, bản cân đối kế toán (cấp 1), mô tả các nhóm tài sản khác nhau, xếp hạng theo tính thanh khoản như: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, bất động sản, nhà xưởng và máy móc. Cấp kế tiếp (cấp 2) thể hiện danh mục tài sản trong một nhóm cụ thể và cấp thứ 3 mô tả các tài sản cụ thể. Áp dụng mô hình bản cân đối kế toán này cho tài sản vô hình, cấp 1 cung cấp thông tin tổng hợp về 3 nhóm: Nguồn vốn con người, nguồn vốn thông tin và nguồn vốn tổ chức. Cấp 2 mô tả thông tin về cách mỗi tài sản vô hình liên quan đến quy trình nội bộ mục tiêu của nó, và cấp 3 mô tả tính chất của từng tài sản vô hình.
Việc đánh giá thể hiện hình ảnh bao quát về năng lực của từng loại tài sản vô hình trong việc thực hiện vai trò chiến lược của mình. Cũng như một tổ chức quân sự thường xuyên kiểm tra, đánh giá sự sẵn sàng của sức mạnh quân lực, trang thiết bị, súng ống đạn dược, năng lực tình báo, hậu cần so với yêu cầu sẵn sàng tác chiến, các tổ chức cần phải đánh giá tình trạng của các nguồn tài sản vô hình để làm chỉ số về mức sẵn sàng chiến lược.
Trích lược theo sách “Bản Đồ Chiến Lược” – Robert S. Kaplan và David P. Norton (Hai vị “Cha đẻ” của “Thẻ điểm cân bằng”)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO
(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)
Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).