Teambuilding, cần hiểu theo một cách khác

Để có đội ngũ vững mạnh, ngoài sự gắn kết còn phải là một đội ngũ chung lòng, chung mục tiêu, biết phối hợp làm việc với nhau một cách nhuần nhuyễn dựa trên sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu và năng lực cốt lõi của từng người để bổ khuyết cho nhau; đó phải là một tập thể có cá tính riêng nhưng biết đặt trên một nền tảng văn hóa chung, được xây dựng dựa trên những nguyên lý phổ quát. Đó là kết quả của xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp. Và teambuilding là một trong những công cụ quan trọng để làm việc ấy.

PACE-Teambuilding

Các chương trình teambuilding, từ góc nhìn của người tham dự hay của người thiết kế và triển khai chương trình cũng nên thừa nhận một điều, đó là cần phải có một cách hiểucách làm teambuilding khác.

Đối với nhà quản trị, teambuilding thực sự là công cụ quan trọng để văn hóa doanh nghiệp được đội ngũ nhận biết, nắm rõ, tin tưởng, cảm thấy truyền động lực và sống với những giá trị ấy. Hoặc đối với nhân viên, teambuilding là cơ hội để mỗi người tự khám phá chính mình bên cạnh việc thấu hiểu đồng đội, góp phần hình thành một đội ngũ vững mạnh. Để làm được như thế đòi hỏi đơn vị thiết kế và triển khai chương trình teambuilding phải có một cách nhìn chuẩn xác, thấu hiểu về văn hóa doanh nghiệp, phát triển năng lực con người và đội ngũ bên cạnh sở hữu một êkip với công nghệ tổ chức chuyên nghiệp.

Thế nhưng trong thực tế, từ “teambuilding” hiện đang bị các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiểu chưa chuẩn, thiếu chiều sâu dẫn đến cách triển khai tương đối hời hợt, không đạt được mục đích.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp, chữ “building” đang được nhìn rất nhẹ, chỉ đơn giản là làm sao để mọi người vui vẻ, gắn kết với nhau là được. Thậm chí teambuilding còn được xem như một kỳ nghỉ cuối năm để xả hơi sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc. Những mục đích trên không có gì sai cả, nhưng đó là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, chứ không phải teambuilding. Tất nhiên, gắn kết đội ngũ là một trong những mục đích quan trọng của teambuilding, nhưng một lần nữa, cách nhìn nhận về điều này còn hạn chế khiến công tác thiết kế và triển khai chưa thực sự hiệu quả.

Thử hình dung đơn giản thế này, hãy nghĩ đến một người nào đó mà bạn cảm thấy thực sự gắn kết với họ. Phải chăng bạn thấy gắn kết vì họ vui vẻ với bạn? Hay họ đối xử tốt với bạn? Chưa hẳn mặc dù những điều ấy cần. Để gắn kết với ai đó, bạn và người ấy thực sự thấu hiểu nhau. Nghĩa là đòi hỏi bạn và người này phải dám sống thật với nhau, tìm được những điểm tương đồng về hệ giá trị và tư tưởng. Sẽ không thể gắn kết nếu cả hai không chịu mở lòng, không dám có suy nghĩ tốt về nhau, sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm trong quá khứ, và quan trọng hơn hết, sẵn sàng chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt và nét riêng của mỗi người để cùng chung hướng bước.

Như vậy, gắn kết bản chất của nó không đến từ việc vui hay không vui, mà phải từ sự cởi mở giữa hai tâm hồn có nhiều điểm khác biệt nhưng được đặt trong một vòng chung rộng hơn.

Một ví dụ nhỏ như thế cho chúng ta thấy rằng, việc gắn kết hai con người không đơn giản, huống chi là gắn kết một đội ngũ trong công việc. Do đó, các hoạt động teambuilding không thể hời hợt và chỉ có vui chơi được. Đó phải là những trải nghiệm mang tính huấn luyện, giúp người tham dự tự khám phá về bản thân mình và đồng đội, từ đó khai mở những điều mà môi trường làm việc hàng ngày ít cho chúng ta cơ hội nhìn thấy.

Nhưng “gắn kết” chưa phải là mục đích cuối cùng của teambuilding. Gắn kết chỉ là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển một đội ngũ vững mạnh. Từ “teambuilding” ở đây nghĩa là như thế. Để có đội ngũ vững mạnh, ngoài sự gắn kết còn phải là một đội ngũ chung lòng, chung mục tiêu, biết phối hợp làm việc với nhau một cách nhuần nhuyễn dựa trên sự thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu và năng lực cốt lõi của từng người để bổ khuyết cho nhau; đó phải là một tập thể có cá tính riêng nhưng biết đặt trên một nền tảng văn hóa chung, được xây dựng dựa trên những nguyên lý phổ quát. Đó là kết quả của xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp. Và teambuilding là một trong những công cụ quan trọng để làm việc ấy. Bên cạnh đó, teambuilding còn là cơ hội lớn để rèn luyện các năng lực lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo trong công việc,…

Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ teambuilding, nếu không hiểu đúng, hiểu đủ thì chính chúng ta đang lãng phí tiền bạc và công sức của mình. Chúng ta đầu tư một khoản tiền khá lớn nhưng chính mình cũng không rõ mục đích đầu tư là gì, rồi phó mặc hoàn toàn cho đơn vị tổ chức là điều nhiều doanh nghiệp đang vướng phải.

Hiểu đúng đủ để có kỳ vọng hợp lý, đồng thời cũng thấy rõ vai trò của mình trong việc đồng hành cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứ không thể phó mặc hết cho họ. Chỉ có như thế, hoạt động teambuilding mới không bị được xem là chi phí, mà ngược lại chính là khoản đầu tư xứng đáng và cần ưu tiên trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo dựng đội ngũ hùng mạnh. 

 

CUSTOM PROGRAMS / ĐÀO TẠO IN-HOUSE

Trong hơn 14 năm hoạt động, với 650 chuyên đề huấn luyện (module) được PACE nghiên cứu và thiết kế tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp (quản lý - lãnh đạo, tài chính - kế toán, tiếp thị - bán hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất, kỹ năng mềm, Team-Building…), mảng "Custom Programs / Đào tạo In-house" đã phối hợp các module và đã triển khai hàng ngàn chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo riêng biệt cho hơn 700 Tập đoàn và Công ty trong và ngoài nước. Trong đó, đa số các tập đoàn và công ty lớn đang hoạt động tại Việt Nam đã xem mảng "Custom Programs / Đào tạo In-house" của PACE như là một "Bộ phận Đào tạo" / "Trung tâm Đào tạo" của chính doanh nghiệp mình.

>>Vui lòng bấm vào đây để gửi yêu cầu đào tạo

 

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 372