5 YẾU TỐ CẦN CÓ Ở GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Giám đốc Sản xuất (CPO) là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của doanh nghiệp và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

Công việc của giám đốc sản xuất không chỉ giới hạn trong những hoạt động của hệ thống sản xuất mà còn liên kết với các phòng ban khác để bộ máy hoạt động diễn ra một cách hệ thống hơn.

Một giám đốc sản xuất làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có năng suất cao hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Những yếu tố quyết định thành công cho một giám đốc sản xuất là:

Để trở thành Giám đốc Sản xuất cần có 5 yếu tố sau:
  1. Sự hiểu biết
  2. Tinh thần kiến tạo
  3. Sự kiên trì
  4. Sự giao tiếp
  5. Biết kiểm soát

1. Sự hiểu biết

Thực tế các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, không ít giám đốc sản xuất dù đã có kinh nghiệm 10 năm nhưng vẫn không làm đúng vai trò của mình. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất diễn ra một cách lặp đi lặp lại không thể giải quyết, khi đó doanh nghiệp mới tìm đến các chuyên gia để nhờ giúp đỡ và học hỏi. Chính những khó khăn ấy mà dẫn đến quy trình dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Vì thế ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì một giám đốc sản xuất còn phải biết hoạch định những chiến lược, kế hoạch sản xuất trong tổng thể của doanh nghiệp.

2. Tinh thần kiến tạo

Tinh thần kiến tạo sẽ giúp giám đốc sản xuất áp dụng nhiều phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn với nguồn lực sẵn có. Một  sự kiến tạo tốt và khả thi sẽ hình thành nên một giám đốc sản xuất giỏi.

3. Sự kiên trì

Đã là một giám đốc sản xuất thì phải có tính kiên trì, để có thể nghiên cứu áp dụng nhiều phương thức khác nhau trong sản xuất để có một đội ngũ hoạt động làm việc tối ưu. Bên cạnh đó, tính kiên trì sẽ giúp họ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cùng một thời gian. Cũng như việc quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.

Giám đốc sản xuất cần sự kiên trì

4. Sự giao tiếp

Việc tận dụng tối ưu đội ngũ, nguồn lực sẵn có để giải quyết những tình huống bất ngờ cần sự dẫn dắt khéo léo của giám đốc sản xuất. Tùy vào những vấn đề khác nhau mà buộc họ phải ứng phó kịp thời điều đó phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng giao tiếp của giám đốc sản xuất. Chính khả năng giao tiếp, truyền đạt sẽ là kiến tạo giúp cho việc hướng dẫn sản xuất, quản lý công nhân, giải quyết xung đột,…của giám đốc sản xuất sẽ thuận lợi và tối ưu hơn.

5. Biết kiểm soát

Trong quá trình làm việc, đặc biệt trong môi trường đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận sẽ luôn xảy ra những tình huống cấp bách buộc người giám đốc sản xuất không được hoảng sợ hay nản lòng. Vì nếu không bình tĩnh nhìn nhận rõ vấn đề sẽ đẩy giám đốc sản xuất thiếu tự chủ trong quản lý, cản trở tư duy rõ ràng dẫn đến ra những quyết định sai lầm. Biết kiểm soát sẽ giúp họ có thể giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh sản xuất.

Công việc của một giám đốc sản xuất là một công việc rất thách thức nhưng cũng đầy vinh quang. Ngày nay, cho dù là doanh nghiệp lớn với quy mô sản xuất khổng lồ hay những công ty sản xuất với quy mô nhỏ hơn thì vấn đề về quản trị sản xuất mà trong đó vai trò giám đốc sản xuất luôn được đặt lên cao nhất. Những người làm ngành này thành công thường là những người rất yêu nghề, họ làm việc rất cật lực, làm việc quên mình vì đam mê và sáng tạo.

Đây là một công việc thường phải tiếp xúc trong môi trường đầy rủi ro, đôi khi rất nhiều tình huống bất ngờ xảy đến buộc họ lúc nào cũng trong trạng thái hoàn toàn bình tĩnh để giải quyết chúng. Một thái độ đúng đắn và cương trực nhưng vẫn phải khéo léo sẽ giúp cho giám đốc sản xuất luôn thành công trong mọi hoàn cảnh.

Theo Coursera

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371