7 CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÚP BẠN TÌM ĐƯỢC NHÂN TÀI

Một công ty khởi nghiệp với chỉ 2 hay một tập đoàn lớn với 500 nhân viên đi chăng nữa, thì điều quan trọng nhất vẫn là việc tuyển dụng được những nhân tài.

Khi tôi đồng sáng lập Công ty Eddie Mchaalaini, tôi đã bắt đầu định hình chiến lược của Công ty, và một quy định phỏng vấn cá nhân được chúng tôi đưa ra cho 100 ứng viên đầu tiên trong đợt tuyển dụng.

Trong suốt thời điểm đó, chúng tôi đã nghĩ về những nguyên tắc nhân tài và lập những bảng đánh giá cho nhân viên mới, tìm kiếm các nhà quản lý kiên định với những quy tắc quan trọng nhất của chúng tôi về tuyển dụng: Không tìm những người “đủ tốt”, mà luôn chờ đợi những người tốt nhất. Việc đợi để thuê đúng người cho một vị trí là vô cùng khó khăn, nhưng sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và mang lại sự chuẩn mực cần thiết trong suốt chặng đường dài. Nếu những người này không có trong doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ phải đi tìm họ.

Hơn thế nữa, việc bạn có tìm đúng người hay không có thể định đoạt được đích đến cuối cùng cho doanh nghiệp. Khi có được trong tay những người tài, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt được tầm nhìn của công ty và biến tầm nhìn ấy trở thành hiện thực. Còn nếu tuyển sai người, bạn sẽ thấy kết quả khi công ty của bạn phát triển, Doanh nghiệp sẽ tồn tại một văn hóa với những người hiệu quả trung bình, thường xuyên xem đồng hồ và không có động lực làm việc nhiều như chính bạn.

Vậy, làm sao để có thể tuyển được đúng người? Hãy hỏi họ những câu hỏi sau:

1. Bạn thích gì ở công ty chúng tôi? Bạn sẽ thay đổi như thế nào với những điều mà bạn không thích?

Câu hỏi này có 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất cho bạn thấy  ứng viên cảm thấy như thế nào với những điều họ không thích. Họ sẽ nêu vấn đề và ngay lập tức đề xuất một giải pháp, hoặc họ sẽ nói với bạn rằng công ty của bạn rất hoàn hảo khi trong thực tế nó có thể không phải như vậy? Hãy tìm những người có thể nêu lên khoảng 5% vấn đề và 95% giải pháp.

Bằng cách hỏi họ sẽ thay đổi như thế nào với những điều họ không thích, bạn sẽ có được cơ hội nghe họ nói ra sao về việc giải quyết vấn đề. Ví dụ như, khi họ nói rằng dịch vụ khách hàng của bạn rất tệ nhưng không thể đề xuất ngay cả một ý tưởng cơ bản nào, thì làm gì có cơ hội để họ cải thiện điều đó cho công ty khi họ được tuyển dụng? Rồi họ sẽ bỏ cuộc và chuyển sang một nơi nào đó chăng? Rất có thể. Người nhân viên tốt là người giải quyết được các vấn đề nhanh chóng như thể đó là công ty của chính họ.

2. Quyển sách nào bạn hiện đang đọc?

Những người có đam mê thường có xu hướng đọc sách để cải thiện kỹ năng của họ. Cho dù là những cuốn sách cụ thể về các kỹ năng như bán hàng, marketing hay họ đang đọc một cuốn sách tự phát triển bản thân không quan trọng lắm, thì đó đều là những dấu hiệu tốt.

Nếu họ đọc một cuốn sách viễn tưởng mà không phải là một cuốn sách mang tính giáo dục trong một khoảng thời gian, thì đó là một là cờ đỏ báo hiệu. Các nhân tài luôn tìm cách để phát triển bản thân, và người thông minh nhất theo tôi được biết, họ luôn học hỏi và tiếp thu thông tin mới.

3. Hãy kể cho tôi nghe về một vấn đề mà bạn được giao nhiệm vụ giải quyết thuộc phạm vi công việc hiện tại. Bạn đã giải quyết nó như thế nào?

Điều này sẽ cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo của họ như thế nào. Họ có suy nghĩ đến một phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề hay không, hay họ bỏ né trạnh nhiệm vụ bằng cách đẩy cho một ai khác?

4. Một việc mà bạn đã từng hoàn thành tốt trong sự nghiệp của mình và bạn cảm thấy tự hào nhất?

Câu hỏi này mang đến cái nhìn sâu sắc về điều mà họ ghi dấu trong sự nghiệp của mình và cũng giúp bạn đánh giá được họ định nghĩa như thế nào về thành công. Lấy ví dụ, nếu như họ từng làm việc cho công ty cũ được 12 năm và thành tích lớn nhất mà họ đạt được đã đánh bại được chỉ tiêu kinh doanh, họ có thể là một nhân tài.

Mặt khác, nếu họ từng được thăng tiến 5 lần ở công việc cũ trong khoảng 2 năm, bạn cũng có thể đang có trong tay một nhân tài.

5. Bạn có từng chơi cho một đội thể thao nào đó trước đây không?

Những người chơi các môn thể thao đồng đội như bóng rổ, bóng đá và đua thuyền… các môn tập trung vào mục tiêu và thể chất cân đối, sẽ giúp họ giữ được tâm trí của mình trong tình trạng tốt nhất. Nói chung, họ cũng sẽ là những người giao tiếp tốt, đương đầu được trước các áp lực và thực hiện tốt quá trình công việc của đội nhóm.

6. Bạn làm gì để giải trí?

Cân bằng là một phần quan trọng của thành công, và tôi đã thấy những người tài đều phấn đầu để làm tốt hầu hết những việc này, nếu không làm được hết tất cả, thì trong cuộc sống của họ cũng không thể thiếu thể dục thảo thao, xây dựng mối quan hệ và học tập.

Ví dụ như, nếu một người trung bình đến phòng tập thể dục 3 ngày 1 tuần, làm tình nguyện viên vào thứ bảy và học hỏi cách chơi piano “chỉ để vui” thôi, điều này cũng cho thấy họ đánh giá cao thành quả, mục tiêu đặt ra và luôn cố gắng để phát triển. Việc này sẽ liên quan đến cách giải quyết trong công việc của họ.

7. “Tôi không chắc rằng bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng…”

Đây là một “thử thách” tốt nhất khi muốn tuyển dụng 1 người có cá tính mạnh mẽ với câu trả lời “Không”. Chẳng hạn như với đại diện bán hàng hay trưởng phòng kinh doanh, thì họ xem đó là lời nhận xét hơn là một câu hỏi. Bằng cách tạo ra tình huống đơn giản này, họ có thể làm 1 trong 3 việc sau. (1) Họ có thể lờ đi lời nhận xét của bạn. (2) Họ có thể đồng ý và cố gắng cải thiện. Hoặc (3) họ cố gắng chứng minh bằng những lợi ích khi bạn thuê họ làm việc cho công ty, đặc biệt là tập trung vào lý do chính là do bạn không có đủ khả năng để thuê họ.

Tuy câu hỏi này không phải là một câu hỏi quan trọng để có thể tuyển được nhân tài, nhưng chúng giúp tôi đưa ra quyết định đúng đắn hơn khi lựa chọn giữa những người phù hợp hoặc không phù hợp với công ty, và khả năng có thể đạt được thành công trong vai trò của họ.

Ngoài việc đặt ra những câu hỏi, đừng bao giờ bỏ qua những cảm nhận của bạn trong quá trình phỏng vấn. Nếu có điều gì đó cảm thấy không ổn hoặc bạn không chắc chắn tuyệt đối khi tuyển một ai đó, thì hãy “nói Không” bất cứ lúc nào.

Sẽ mất nhiều thời gian hơn để tuyển đúng người, nhưng vấn đề là bạn có muốn xây dựng một công ty với những vị trí phù hợp, hay chỉ vì tuyển những người đến đúng thời điểm.

 

(Mitchell Harper - Đồng sáng lập, Bigcommerce)

Theo Entrepreneur

Chương trình đào tạo

LÃNH ĐẠO TẠO NHÂN TÀI®
MULTIPLIERS®: How the Best Leaders Ignite Everyone’s Intelligence

Cách thức Phát huy Tài Năng Con người cho phép các nhà lãnh đạo trở thành những người có khả năng nhận biết và phát triển những tài năng chưa được khai thác, thúc đẩy và khơi dậy nhiệt huyết của đội ngũ.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371