ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỂ TRÁNH SẢN XUẤT LÃNG PHÍ

Trong khi nhiều công ty và tổ chức trên thế giới đang đánh vật với việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề lãng phí và thiếu hụt thực phẩm trong sản xuất thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến được cho là có thể mang đến một lời giải kịp thời cho cả 2 vấn đề luôn song hành này.

Hình ảnh siêu phổ - một dạng của công nghệ sử dụng hình ảnh để đo lường thông tin hóa học – đã được sử dụng bởi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) trong nhiều thập kỷ. Nhưng hiện tại, nhờ mức chi phí đã giảm đáng kể so với lúc trước, việc ứng dụng công nghệ này đã trở nên phổ biến hơn và đang tác động đến nhiều ngành công nghiệp, nhất là ngành sản xuất thực phẩm.

 

 

Abi Ramanan - CEO, đồng sáng lập ImpactVision nói với CNBC rằng: “Công ty dịch vụ và công nghệ thông tin ImpactVision (trụ sở ở bang California, Mỹ) sử dụng công nghệ này để giúp các giám đốc sản xuất nhất là tron lĩnh vực thực phẩm kiểm tra những sản phẩm thử nghiệm một cách chính xác hơn, đồng thời giúp họ quản lý được những chuỗi cung ứng mà không gây lãng phí thực phẩm”.

Bằng cách sử dụng những hình ảnh, phần mềm của ImpactVision có thể đánh giá một loạt những thông tin về một loại thực phẩm, từ độ chín cho đến mức độ sâu bệnh. Tất cả các khâu này đều được thực hiện mà không cần phải có một vật mẫu thật nào, trái ngược hẳn với các phương pháp truyền thống.

 

 

“Cũng như nhiều công nghệ khác, công nghệ này cho phép các giám đốc hay quản lý sản xuất thu thập được nhiều thông tin hơn như thành phần sản phẩm này nên được điều chỉnh như thế nào? chế biến ra làm sao? làm sao phân phối sản phẩm cho hợp lý nhất? có nên sử dụng chất phụ gia hay chỉ dùng hữu cơ?”, Ramanan cho biết.

Theo Ramanan, công nghệ kỹ thuật số thực sự phát huy hiệu quả đối với chuỗi cung ứng thực phẩm, nhờ đó, các giám đốc sản xuất có thể thực hiện những quyết định tốt hơn, sớm hơn và cắt giảm sự lãng phí cũng như tình trạng thu hồi, loại bỏ sản phẩm dư thừa, đồng thời mang đến những sản phẩm với chất lượng tốt hơn cho khách hàng.

Công nghệ này không chỉ mang ý nghĩa giúp tiết kiệm chi phí khổng lồ cho các nhà sản xuất và nâng cao chất lượng thực phẩm, mà nó còn là một giải pháp khả thi để giải quyết viễn cảnh thiếu hụt lương thực ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Cụ thể, ước lượng có khoảng một phần ba số lượng thực phẩm bị lãng phí, với chi phí sản xuất trị giá 1 ngàn tỷ USD hằng năm, theo ImpactVision. Trong khi đó, trên thế giới lại có đến hàng triệu người bị đói mỗi ngày.

 

 

Bà Ramanan nhận định thêm: “Thế giới sẽ phải nuôi một lượng dân số 10 tỷ người trong tương lai gần và chúng ta phải làm điều đó để giảm thiểu chi phí, tránh gây lãnh phí. Chúng ta cần giảm lượng đất, nước và năng lượng vào hệ sinh thái thực phẩm và thực sự phải cải thiện được cách thực phẩm được phân phối thông qua chuỗi cung ứng”.

Theo CNBC

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Chief Production Officer (CPO)

Nâng tầm công nghệ quản lý sản xuất

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369