GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT CẦN THEO ĐUỔI ĐIỀU GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU?

Mảng sản xuất được xem là quan trọng nhất trong ngành công nghiệp tại Việt Nam, nhưng hiện nay vai trò chủ quản lĩnh vực này nhiều khi còn bỏ ngỏ, bởi xưa nay người ta chỉ chú trọng giám đốc điều hành (CEO), giám đốc nhân sự (CHRO) hay giám đốc kinh doanh (CCO),…mà bỏ quên vai trò giám đốc sản xuất (Chief Production Officer – CPO).

Như ông Daymond John (doanh nhân, nhà đầu tư, chủ tịch và CEO của FUBU) đã từng chia sẻ trên CNBC, để trở thành một giám đốc thành công dù hoạt động động trong lĩnh vực sản xuất hay trong lĩnh vực nào thì điều kiện trên hết đó là phải yêu công việc của mình và tạo ra giá trị từ niềm yêu thích đó.

1. Hoạch định mục tiêu

Ngày nay, cho dù là một nhà máy khổng lồ hay một cơ sở sản xuất nhỏ, vấn đề quản trị sản xuất đã được nâng lên thành một “công nghệ”, gọi là “công nghệ quản lý sản xuất” và chính công nghệ sản xuất là nguồn gốc của mọi sản phẩm/dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Nếu sự phát triển này càng lớn thì càng làm tăng giá trị cho doanh nghiệp đồng thời góp phần nâng cao kinh tế cộng đồng.

Vì vậy, quá trình sản xuất cần được tập trung quản lý tốt nhằm góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất như giảm giá thành, tăng năng suất,… Từ đó cho thấy, vai trò và nhiệm vụ của giám đốc sản xuất rất quan trọng, nếu không có đam mê cũng như không hoạch định được mục tiêu của mình thì rất khó có thể đảm nhận công việc đầy trách nhiệm này trong thời gian dài.

Câu chuyện của Daymond John là minh chứng rõ nhất cho việc này, ông chia sẻ trên CNBC: “Để có được thành công như ngày hôm nay một phần là nhờ vào hàng loạt vấp ngã, sai lầm cộng với lòng quyết tâm và kiên trì. Nếu như trong quá khứ, không bị từ chối, không rơi vào bế tắc thì tôi sẽ không nhận ra điểm mạnh và điểm yếu bản thân, để tập trung cải thiện chúng.”

Để có thể trở thành giám đốc tốt, bản thân họ ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp cần có thì lòng đam mê và tinh thần trách nhiệm luôn phải là yếu tố hàng đầu.

2. Yêu những gì mình làm

Thành công mà Daymond John có được là nhờ vào niềm đam mê sâu sắc của ông dành cho công việc, CNBC nhận định.

Khác với nhiều vai trò khác, công việc của giám đốc sản xuất hay quản lý sản xuất đa phần là gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp và tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, theo sát tiến độ quá trình sản xuất để đảm bảo cung ứng tốt theo kế hoạch đề ra.

Đây là một công việc phức tạp và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế nếu không yêu và hiểu những gì mình làm thì khó có thể “bám trụ” với mật độ làm việc dày đặc của dây chuyền sản xuất.

3. Hiểu rõ công việc của người khác

Kinh nghiệm từ chính Daymond John cho thấy, nhiều nhà đầu tư họ không đầu tư vào công ty mà đầu tư vào con người. Và trong thời đại kỹ thuật số, thương hiệu cá nhân là thứ đặc biệt quan trọng.

Một giám đốc giỏi mà không biết kết hợp với người khác để tạo ra dây chuyền làm việc hoàn hảo thì cũng vô ích.

Chẳng hạn, trong bộ máy vận hành, quản trị sản xuất có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như quản trị tài chính, quản trị marketing và các chức năng hỗ trợ khác trong doanh nghiệp. Vì thế nếu mối quan hệ này luôn thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển, thì chính sự thống nhất này sẽ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngược lại nếu đôi bên có mâu thuẫn thì sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình cảnh bất lợi.

Chẳng hạn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời gian, về chất lượng, về giá cả. Trong khi các cán bộ marketing đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có những giới hạn về công nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng do những giới hạn trên mà không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược lại nhiều khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản xuất không được bộ phận tài chính cung cấp kịp thời. Những mâu thuẫn đôi khi là khách quan, song cũng có khi do những yếu tố chủ quan gây ra. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản là phải tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các chức năng trên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp đề ra.

Tùy vào từng quy mô của doanh nghiệp mà người giám đốc sản xuất có những nhiệm vụ khác nhau. Thực tế người giám đốc sản xuất thường được ví von với hình ảnh trên đe dưới búa, mặc dù thấy được vai trò và tầm quan trọng của giám đốc sản xuất trong hoạt động chung của doanh nghiệp nhưng làm cách nào để vừa lòng cấp trên cũng như phù hợp với cấp dưới mới là quan trọng và đó cũng là tạo sự khác biệt giữa giám đốc hiệu quả và giám đốc “bù nhìn”.

Nguồn tổng hợp

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Chief Production Officer (CPO)

Nâng tầm công nghệ quản lý sản xuất

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371