TẠI SAO “KHỞI NGHIỆP TINH GỌN” CÓ THỂ THAY ĐỔI MỌI THỨ?

Nếu như trước kia, vòng xoay khởi nghiệp truyền thống là một kế hoạch kinh doanh chi tiết, tìm nhà đầu tư, xây dựng cơ sở, nghiên cứu sản phẩm và thực hiện. Dẫn tới dù chỉ một mắt xích bị gián đoạn có thể gây nên sự thất bại một tổ chức, thậm chí có nguy cơ phá sản khi vẫn chưa tạo dựng uy tín trên thị trường. Theo nghiên cứu của Shikhar Ghosh (trường kinh doanh Harvard) cho biết khoảng 75% đều thất bại khi mới khởi nghiệp.

Gần đây, nhiều nhà đầu tư, doanh nhân đã quan tâm hơn đến phương pháp “Tinh gọn” để có thể tạo dựng sản phẩm tung ra thị trường dù không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn thành công. Đó là phương pháp “Khởi nghiệp Tinh gọn” hay còn gọi là Lean Startup. Khởi nghiệp thành công không phải là hệ quả từ “bộ gen” tốt hay xuất hiện đúng lúc, đúng nơi mà khởi nghiệp thành công chính là việc có thể kiểm soát được bằng cách đi theo đúng quy trình. Điều này có nghĩa là nó có thể được học hỏi lại, cũng có nghĩa là có thể được truyền đạt từ người này sang người khác.

Nói theo một cách đơn giản thì Lean Startup chính làm Startup theo một hướng đơn giản và hiệu quả từ quy trình và cách thức để giúp người đang khởi nghiệp quản lý quá trình hoạt động của mình.

Thông thường, khi bắt đầu khởi nghiệp người sáng lập thường phải có một bản kế hoạch đầy đủ - như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty hay hướng đi của tổ chức. Bên cạnh đó, còn nhiều tài liệu liên quan như dự báo lợi nhuận, thu nhập và dòng vốn luân chuyển. Chưa hết, phần quan trọng nhất chính là nghiên cứu tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhất có thể để tung ra thị trường, rồi xem phản ứng của khách hàng. Chính những hướng đi đầy rắc rối khiến nhiều người vẫn cứ lay hoay không biết khi nào mới là thời điểm thuận lợi bắt đầu.

 

 

Theo Shikhar Ghosh, dưới đây là 3 nhận định sai lầm khá phổ biến:

1. Cứ nghĩ phải xây dựng kế hoạch hoạt động bài bản và đầy đủ.

2. Dồn quá nhiều thời gian, chi phí, công sức vào bản kế hoạch, khi kết quả vẫn là ẩn số. Không những vậy, có những kế hoạch lại mang tính khá viễn vong nhưng nhiều người lại luôn lạc quan trong bước này. 

3. Lean Startup không phải chỉ dành cho những công ty nhỏ hay mới khởi động.  

Một trong những điều làm nên sự khác biệt rất lớn của các công ty hiện tại trong thời đại 4.0 chính là thực hiện mô hình kinh doanh thật “Tinh gọn”. Sự khác biệt này bắt đầu bởi phương pháp giúp định hình một tổ chức tuy tạm thời những vẫn có thể tiếp tục cải tiến và mở rộng hơn.

 

 

3 nguyên tắc chính phương pháp Khởi nghiệp Tinh gọn:

Đầu tiên, thay vì tập trung hoàn toàn vào bản kế hoạch hay nghiên cứu tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất thì các nhà khởi nghiệp nên cho ra sản phẩm khả dụng tối thiểu nhất (Minium Viable Product).  

Thứ hai, xem đánh giá của khách hàng về sản phẩm đó, chính những phản hồi sẽ giúp tổ chức biết mình cần cải tiếp hay thay đổi gì ở sản phẩm để phù hợp nhất với khách hàng.

Thứ ba, “tập làm quen” bỏ đi cái Tôi hay tâm lý “sĩ diện”. Bước sơ khởi lúc nào cũng có những thách thức vì vậy thay vì cố gắng giải quyết những thứ không liên quan nên tập trung làm những việc bổ trợ cho công ty mình.

Khởi nghiệp Tinh gọn là một công cụ rất hiệu quả và được bảo chứng bởi nhiều thành công ở các nước trên thế giới. Bản chất nhiều công ty đã và đang áp dụng công cụ này một cách vô thức mà không biết. Với những ai đang manh nha ý định khởi nghiệp với nguồn vốn không thực sự lớn thì đây là công cụ thực sự rất đáng tham khảo và sử dụng. Nó sẽ giúp công ty khởi nghiệp tránh được nhiều lỗi lầm kinh điển và là đòn bẩy tốt để công ty có thể nhanh chóng triển khai ý tưởng của mình một cách hiệu quả trong giai đoạn mở đầu.

Theo Harvard Business Review


Chương trình đào tạo

PHƯƠNG PHÁP KHỞI NGHIỆP
TINH GỌN

The Lean Startup Method

Mô hình Khởi nghiệp vang danh toàn cầu
giúp thay đổi toàn bộ cách thức xây dựng công ty.
Đã đến lúc chúng ta cần phải tư duy TINH GỌN!

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371