THÀNH CÔNG NHỜ KHÁC BIỆT

Từng ra mắt vào năm 2012 tại Hàn Quốc, hãng mỹ phẩm Memebox cung cấp một chiếc hộp chứa khoảng 10 loại mỹ phẩm với kích cỡ dùng thử, với mức phí 16.500 won (khoảng 300.000 đồng) cho người dùng. Thông thường, các hãng mỹ phẩm không bán sản phẩm dùng thử mà phát miễn phí cho khách hàng. Tuy nhiên hãng đã liên hệ với các nhà sản xuất để nhận sản phẩm dùng thử rồi gửi đến khách hàng trong các hộp Memebox. Khách có cơ hội thử nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua và nhà cung cấp cũng tiếp cận được khách hàng dễ dàng mà không phải chi tiền cho các chiến dịch marketing tốn kém.

Khi dần chinh phục khách hàng tại quê nhà, sang năm 2014, họ đã quyết định lấn sang thị trường Mỹ trong lĩnh vực thương mại điện tử, tập trung cung cấp các sản phẩm làm đẹp của châu Á. Tuy nhiên, ba năm sau công ty buộc phải dừng toàn bộ mô hình hoạt động kinh doanh trên trang web tại Mỹ và phải chuyển sang lĩnh vực hoạt động khác nhằm duy trì doanh nghiệp.

Chính việc đổi hướng sản xuất, lắng nghe phản hồi khách hàng nhằm định hình và nâng cấp sản phẩm đã giúp doanh nghiệp mỹ phẩm này nhận được khá nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Dino Ha – nhà sáng lập đồng thời là CEO của Memebox đã chia sẻ với trang TechCrunch: "Chúng tôi quyết định tập trung xây dựng cộng đồng làm đẹp, lắng nghe ý kiến và đưa nó vào sản phẩm. Bởi chỉ khi người dùng tại Mỹ nhận thức được những ưu điểm của các sản phẩm làm đẹp châu Á, doanh số bán hàng mới được cải thiện.”

Đây được đánh giá là bước đi khá táo bạo khi chuyển đổi mục đích sử dụng trang từ kinh doanh sang phát triển cộng đồng.Việc này giúp tăng thời gian truy cập trang web của doanh nghiệp lên 25 phút, thay vì chỉ 3 phút như trước đây. Khi cộng đồng người dùng đủ lớn mạnh và thể hiện sự gắn kết với thương hiệu, tháng 6/2018, doanh nghiệp này đã tuyên bố mở lại chức năng buôn bán mỹ phẩm châu Á trên website tại Mỹ.

Nhờ dữ liệu từ 5 triệu người dùng mỗi tháng, hãng có thể phân tích được sở thích, loại da hay xu hướng của khách hàng một cách chính xác. Từ đó đưa ra những phương án sản xuất tinh gọn nhất để có thể tung ra các sản phẩm vừa hợp túi tiền vừa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh vẫn còn lay hoay tìm phân khúc thị phần và lượng người tiêu dùng.

 

 

 

Nếu như so với các công ty quy mô nhỏ hơn Memebox như trang thương mại điện tử Soko Glam, Glow Recipe đã khá thành công trong thị phần này thì riêng Memebox, hãng đã có lợi thế hơn so với các thương hiệu làm đẹp khác đó là: chu trình phát triển sản phẩm khá ngắn.

Danielle Zhu – giám đốc sản xuất Memebox chia sẻ: “Doanh nghiệp chỉ mất khoảng 6 tháng để cho ra sản phẩm mới trong khi các nhà sản xuất khác thường mất đến 18 tháng". Điều này giúp các sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng tận dụng những "khoảng trống" của thị trường để tiếp cận với khách hàng trước, định hình thói quen sử dụng và mua sắm.

"Quy trình sản xuất ngắn giúp hãng có thể đa dạng hóa các sản phẩm làm đẹp. Các quan điểm trong ngành làm đẹp châu Á đang gặp phải những giới hạn như đề cao việc phải có làm da trắng, hay tập trung vào những quảng cáo với người mẫu xinh đẹp, lộng lẫy. Đơn vị muốn tạo ra các đại sứ làm đẹp từ trang web để hướng đến các đối tượng khách hàng đa dạng hơn", ông Danielle Zhu nhận định thêm.

 

 

 

Ngành công nghiệp làm đẹp đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua. Trong khi các thương hiệu như Estée Lauder và Lancôme tung ra những chiến dịch truyền thông hào nhoáng để bán nước tẩy trang hay kem dưỡng ẩm, nhiều khách hàng Mỹ đã tự tìm đến các cộng đồng làm đẹp châu Á để hiểu biết hơn về thành phần, nguyên liệu và tạo nên chu trình dưỡng da nhiều bước của riêng mình.

Vì vậy, trang web của Memebox tích hợp cả chức năng khám phá cho phép người dùng tìm kiếm thông tin về thành phần trong mỹ phẩm. Ông Dino Ha cho biết các chức năng mới sẽ sớm được triển khai trong những tháng tới bởi rất nhiều người hâm mộ mỹ phẩm châu Á muốn tìm hiểu kỹ hơn về nền tảng khoa học đằng sau những thành phần như Vitamin C hay Retinoids, và cách chúng tác động đến làn da của họ.

Kết quả, vào năm 2017 hãng Memebox đã đạt doanh thu 100 triệu USD và đứng thứ 218 trong top 500 đơn vị bán lẻ qua Internet hàng đầu thế giới.

Theo Techcrunch

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Chief Production Officer (CPO)

Nâng tầm công nghệ quản lý sản xuất

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369