Trưởng phòng kinh doanh: Vai trò, công việc, kỹ năng cần có

Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động như tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận của công ty.

Trưởng phòng kinh doanh được xem là một vị trí quản lý cấp trung. Thường thấy trong các doanh nghiệp có quy mô, cơ cấu tổ chức lớn, có sự phân cấp rõ ràng. Có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ đội ngũ nhân viên kinh doanh, bán hàng của công ty.

Trưởng phòng kinh doanh là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp

Vai trò của trưởng phòng kinh doanh trong doanh nghiệp

  1. Quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh
  2. Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh
  3. Tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ
  4. Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng

Quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý và điều phối đội ngũ nhân viên kinh doanh, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả công việc,... Trưởng phòng kinh doanh phải đảm bảo đội ngũ của mình hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ phải định hướng công việc cho nhân viên và đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo định hướng và mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của phòng kinh doanh, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xây dựng kế hoạch bán hàng,... Điều này đòi hỏi họ cần có kiến thức về thị trường, kinh doanh và kỹ năng phân tích, lập kế hoạch để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ

Một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sẽ giúp tăng động lực và tinh thần làm việc của đội ngũ. Trưởng phòng kinh doanh có thể tạo ra môi trường này bằng cách khuyến khích sự hợp tác, tôn trọng ý kiến của nhân viên, tạo điều kiện để họ phát triển và đóng góp ý tưởng mới. Bên cạnh đó, cần thường xuyên động viên, công nhận những thành tích và nỗ lực của đội ngũ. Việc này giúp nhân viên cảm thấy đáng quý và động lực hơn để tiếp tục cống hiến hết mình cho tổ chức.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng

Trưởng phòng kinh doanh phải tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Họ thường là người chịu trách nhiệm đối thoại với khách hàng quan trọng và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đồng thời luôn tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại để tăng cường doanh số bán hàng.

Vai trò của trưởng phòng kinh doanh trong doanh nghiệp

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

  1. Quản lý công việc kinh doanh
  2. Quản lý con người, nhân sự
  3. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng
  4. Những nhiệm vụ khác

Quản lý công việc kinh doanh

  • Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm, đảm bảo kế hoạch đó phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

  •  Phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

  • Giám sát, điều phối hoạt động kinh doanh của đội ngũ nhân viên.

  • Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp cải thiện.

Quản lý con người, nhân sự

  • Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên kinh doanh.

  • Xây dựng và triển khai các chính sách nhân sự cho đội ngũ nhân viên kinh doanh.

  • Đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh.

  • Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu công việc cho từng khối nhân sự trong phòng kinh doanh

  • Thúc đẩy, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các thành viên, hướng họ đến mục tiêu chung của phòng ban, tổ chức.

Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng

  • Xác định nhu cầu của khách hàng: Nghiên cứu thị trường, khảo sát khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng.

  • Tạo dựng mối quan hệ cá nhân: Mối quan hệ cá nhân là nền tảng cho mối quan hệ kinh doanh bền vững. Trưởng phòng kinh doanh cần dành thời gian để tìm hiểu về khách hàng, xây dựng mối quan hệ tin cậy và tôn trọng.

  • Cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng: Mối quan hệ với khách hàng sẽ được củng cố nếu họ nhận được dịch vụ khách hàng chất lượng. Trưởng phòng kinh doanh cần đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình được đào tạo bài bản và có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả.

  • Tạo ra giá trị cho khách hàng: Mối quan hệ với khách hàng sẽ được duy trì nếu họ cảm thấy rằng họ đang nhận được giá trị từ doanh nghiệp. Trưởng phòng kinh doanh cần đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.

  • Tương tác với khách hàng thường xuyên: Thông qua các buổi gặp mặt, hội thảo, hoặc các sự kiện.

Những nhiệm vụ khác

Ngoài nhiệm vụ chính của mình, trưởng phòng kinh doanh còn phải thực hiện các tác vụ khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo. Để hiểu rõ yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, có thể tham khảo mô tả công việc trong các thông tin tuyển dụng cho vị trí trưởng phòng kinh doanh.

Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

Tố chất cần có của một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc

  1. Tầm nhìn chiến lược
  2. Trách nhiệm
  3. Nhanh bén, linh hoạt
  4. Cải tiến, học hỏi liên tục
  5. Khả năng chịu áp lực

Tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa, nhìn ra tương lai và định hướng cho phòng kinh doanh theo hướng phát triển bền vững và thành công. Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc không chỉ tập trung vào các hoạt động hàng ngày mà còn phải có khả năng định hình và thúc đẩy chiến lược dài hạn của công ty. Tầm nhìn chiến lược cũng giúp trưởng phòng kinh doanh hiểu rõ thị trường và cạnh tranh, từ đó đưa ra những quyết định thông minh về việc phân định và tận dụng cơ hội kinh doanh.

Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc cần có khả năng dự đoán xu hướng thị trường và những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Tầm nhìn chiến lược giúp họ nhìn thấy những cơ hội mới và thách thức tiềm ẩn để đưa ra những quyết định phù hợp.

Trách nhiệm

Trong vai trò của mình, trưởng phòng kinh doanh cần đảm bảo đạt được các mục tiêu kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm với sự phát triển và thành công của đội ngũ dưới quyền, cũng như đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và đối tác kinh doanh.

Một tinh thần trách nhiệm giúp trưởng phòng kinh doanh xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Đảm bảo đội ngũ nhân viên được hướng dẫn, đào tạo và được trang bị các công cụ cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả. Đồng thời, trưởng phòng cũng phải đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của phòng ban tuân thủ các quy định và quy trình doanh nghiệp, tuân thủ đạo đức công việc.

Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc hiểu rằng tinh thần trách nhiệm không chỉ ảnh hưởng đến thành công của bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến cả tổ chức. Việc thể hiện tinh thần trách nhiệm cao sẽ tạo lòng tin và sự tôn trọng từ nhân viên, khách hàng và đối tác, góp phần xây dựng một hình ảnh tích cực cho phòng kinh doanh và công ty.

Nhanh bén, linh hoạt

Một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc cần có khả năng nhìn thấy những cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh. Sự nhạy bén giúp họ đánh giá chính xác tình hình thị trường, dự đoán xu hướng và đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin có sẵn. Từ đó tận dụng cơ hội và đối phó với các tình huống khó khăn.

Đặc biệt, môi trường kinh doanh thường biến đổi nhanh chóng và không đoán trước được. Trưởng phòng kinh doanh xuất sắc cần có khả năng thích nghi và thay đổi chiến lược khi cần thiết. Họ phải linh hoạt trong việc đưa ra và thích nghi với các kế hoạch kinh doanh, phân bổ tài nguyên và thay đổi mục tiêu để đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của thị trường.

Cải tiến, học hỏi liên tục

Môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi với sự phát triển của công nghệ, thay đổi thị trường và sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới. Để thành công trong vai trò trưởng phòng kinh doanh, họ cần cập nhật và hiểu rõ những xu hướng mới nhất và thay đổi trong ngành của mình. Bằng cách học hỏi và cải tiến, trưởng phòng có thể nâng cao kỹ năng quản lý.

Việc học hỏi liên tục đồng thời cũng giúp mở rộng tư duy và sáng tạo. Có thể tìm ra cách tiếp cận mới, phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới, khám phá cơ hội kinh doanh tiềm năng. Sự cải tiến liên tục là một yếu tố quan trọng để duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh.

Khả năng chịu áp lực

Trong nhiều trường hợp, trưởng phòng kinh doanh phải đưa ra quyết định quan trọng và chiến lược trong tình huống không chắc chắn, khi đối mặt với áp lực thị trường và cạnh tranh gay gắt. Khả năng chịu áp lực giúp họ duy trì sự tỉnh táo và đưa ra quyết định hiệu quả trong những tình huống này.

Đồng thời, trưởng phòng kinh doanh cũng phải xử lý nhiều vấn đề và thách thức hàng ngày. Khả năng chịu áp lực giúp họ giữ được tinh thần bình tĩnh, tập trung vào giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và tìm ra các giải pháp sáng tạo.

Tố chất cần có của một trưởng phòng kinh doanh xuất sắc

Kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh

  1. Kỹ năng lãnh đạo
  2. Kỹ năng giao tiếp
  3. Kỹ năng ra quyết định
  4. Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
  5. Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức
  6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  7. Kỹ năng đào tạo, huấn luyện

Kỹ năng lãnh đạo

Trưởng phòng kinh doanh phải có khả năng xây dựng và truyền cảm hứng cho mục tiêu và tầm nhìn của tổ chức. Họ phải biết định hình chiến lược kinh doanh, hướng dẫn nhân viên trong việc đạt được mục tiêu đó.

Việc lãnh đạo kinh doanh đòi hỏi khả năng quản lý nhóm hiệu quả. Trưởng phòng kinh doanh phải biết tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của từng thành viên. Họ cũng cần biết phân công nhiệm vụ một cách công bằng và theo dõi tiến độ công việc sát sao.

Kỹ năng giao tiếp

Mối quan hệ là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp trưởng phòng kinh doanh có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, tạo dựng lòng tin, sự thiện cảm với họ. Từ đó giúp trưởng phòng kinh doanh dễ dàng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh cần phải truyền đạt thông tin rõ ràng, mạch lạc đến các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, đối tác và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, giúp các bên liên quan hiểu rõ mục tiêu, kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng ra quyết định

Trong công việc, trưởng phòng kinh doanh thường xuyên phải đưa ra các quyết định liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, từ chiến lược kinh doanh, kế hoạch bán hàng, đến các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh. Những quyết định này có thể ảnh hưởng lớn đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Kỹ năng ra quyết định rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro, tận dụng cơ hội và đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng thuyết phục, đàm phán

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục giúp trưởng phòng kinh doanh trong việc đạt được các thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp. Đàm phán không chỉ liên quan đến việc thương lượng giá cả, mà còn bao gồm cả việc thương lượng các điều kiện hợp đồng, thời gian giao hàng, khối lượng đặt hàng,... Kỹ năng đàm phán giúp trưởng phòng kinh doanh tìm ra các lợi ích chung và tạo ra sự đồng thuận trong quá trình thương thảo.

Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động của toàn bộ bộ phận kinh doanh. Để đạt được mục tiêu doanh số, họ cần phải có khả năng lập kế hoạch và tổ chức công việc một cách hiệu quả.

Kỹ năng lập kế hoạch giúp trưởng phòng kinh doanh xác định mục tiêu, chiến lược và các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Kỹ năng tổ chức giúp họ phân bổ nguồn lực, thời gian và nhân lực một cách hợp lý để đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trưởng phòng kinh doanh thường đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp họ có khả năng xác định và phân tích nguyên nhân của các vấn đề, đề xuất các giải pháp hiệu quả và triển khai các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng giúp trưởng phòng kinh doanh đưa ra quyết định thông minh và đúng đắn trong các tình huống phức tạp. Họ cần có khả năng thu thập và phân tích thông tin, đánh giá các tùy chọn khác nhau, đồng thời đưa ra quyết định dựa trên những thông tin và dữ liệu có sẵn.

Kỹ năng đào tạo, huấn luyện

Một trong những trách nhiệm quan trọng của trưởng phòng kinh doanh là phát triển và nâng cao năng lực của nhân viên. Kỹ năng đào tạo và huấn luyện giúp trưởng phòng truyền đạt kiến thức, kỹ năng và chiến lược kinh doanh cần thiết cho nhân viên. Giúp nhân viên phát triển và đạt được kết quả tốt hơn trong công việc của họ.

Kỹ năng đào tạo và huấn luyện đồng thời cũng giúp trưởng phòng xây dựng một đội nhóm mạnh mẽ và đồng đều. Bằng cách đảm bảo rằng tất cả nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, trưởng phòng kinh doanh có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cao, giúp đội nhóm đạt được mục tiêu kinh doanh chung.

Kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh

Cơ hội nghề nghiệp của trưởng phòng kinh doanh

  1. Mức thu nhập cao
  2. Danh tiếng tốt, mối quan hệ rộng
  3. Cơ hội thăng tiến cao
  4. Tầm nhìn toàn diện về doanh nghiệp

Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, có vai trò trực tiếp trong việc thúc đẩy doanh số và phát triển thị trường. Do đó, cơ hội nghề nghiệp của trưởng phòng kinh doanh là rất lớn và đa dạng.

Mức thu nhập cao

Trưởng phòng kinh doanh thường được hưởng mức lương và thưởng cao, tương xứng với trách nhiệm và đóng góp của họ cho doanh nghiệp. Theo một số trang tin tuyển dụng, mức lương trung bình của trưởng phòng kinh doanh tại Việt Nam là 20 triệu đồng/ tháng, chưa kể bao gồm thưởng KPIs.

Danh tiếng tốt, mối quan hệ rộng

Trưởng phòng kinh doanh là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Do đó, họ có cơ hội xây dựng danh tiếng tốt và các mối quan hệ rộng trong ngành. Giúp họ phát triển sự nghiệp và thăng tiến trong tương lai.

Cơ hội thăng tiến cao

Trưởng phòng kinh doanh là một vị trí quản lý cấp trung, nếu đạt được hiệu quả công việc tốt, hội tụ đầy đủ những kinh nghiệm, kỹ năng dày dạn, vị trí này có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như giám đốc kinh doanh, tổng giám đốc điều hành,...

Tầm nhìn toàn diện về doanh nghiệp

Là trưởng phòng kinh doanh, họ sẽ có cơ hội tiếp cận và hiểu rõ về các khía cạnh khác của doanh nghiệp, bao gồm Marketing, tài chính, sản xuất và quản lý. Giúp vị trí này xây dựng một tầm nhìn toàn diện về doanh nghiệp và có khả năng làm việc trong các lĩnh vực khác.

Mức lương trung bình của trưởng phòng kinh doanh hiện nay

Theo khảo sát của các trang tuyển dụng uy tín tại Việt Nam, mức lương trung bình của trưởng phòng kinh doanh hiện nay dao động trong khoảng 25 – 40 triệu đồng/ tháng. Mức lương này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Kinh nghiệm: Trưởng phòng kinh doanh có kinh nghiệm lâu năm, thành tích xuất sắc sẽ có mức lương cao hơn những người mới vào nghề.

  • Kỹ năng: Trưởng phòng kinh doanh có kỹ năng tốt, khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả sẽ có mức lương cao hơn.

  • Ngành nghề: Làm việc trong các ngành nghề có nhu cầu cao như công nghệ, bất động sản, tài chính,... sẽ có mức lương cao hơn.

  • Vị trí địa lý: Làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh sẽ có mức lương cao hơn.

Ngoài lương cứng, trưởng phòng kinh doanh còn có thể nhận được các khoản thu nhập khác như hoa hồng, thưởng doanh số,... Tổng thu nhập thực tế của trưởng phòng kinh doanh có thể lên tới 50 – 60 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.

Mức lương trung bình của trưởng phòng kinh doanh hiện nay

Tiêu chí đánh giá năng lực trưởng phòng kinh doanh

Để đánh giá năng lực của trưởng phòng kinh doanh, thường mỗi nhà quản trị sẽ xây dựng một bản đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể sau:

Năng lực quản lý nhân viên:

  • Khả năng hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh toàn diện.
  • Sự khéo léo trong việc đề xuất chiến lược và chính sách kinh doanh, cũng như phát triển sản phẩm.
  • Xây dựng mục tiêu và kế hoạch hành động theo giai đoạn cho các bộ phận.

Năng lực phát triển kinh doanh:

  • Khả năng lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Nghiên cứu và đề xuất những phương án kinh doanh hiệu quả.
  • Đưa ra các chính sách đào tạo và phát triển năng lực cho bộ phận kinh doanh.
  • Thực hiện công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật nhân viên kinh doanh một cách công bằng.

Năng lực quản trị mối quan hệ:

  • Xây dựng mối quan hệ với đội ngũ nhân viên dưới quyền
  • Tương tác với các thành viên trong bộ phận kinh doanh.
  • Tạo dựng quan hệ tốt đẹp, hợp tác với các trưởng phòng khác.
  • Quan hệ với cấp trên và ban lãnh đạo.

Năng lực điều hành các hoạt động bộ phận kinh doanh:

  • Phân bổ thị trường và khách hàng cho nhân viên kinh doanh.
  • Hỗ trợ nhân viên kinh doanh trong các giao dịch và dự án.
  • Kiểm soát giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh.
  • Theo dõi tình hình kinh doanh của từng nhân viên kinh doanh.

Kết quả doanh thu hàng tuần/tháng/quý:

  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng/quý
  • Số lượng hợp đồng hàng tháng/quý
  • Doanh thu mục tiêu
  • Tỷ lệ chốt đơn hàng
  • Quy mô trung bình của một hợp đồng mới

Tinh thần trách nhiệm:

  • Quản lý nhân viên kinh doanh và điều hành hoạt động theo chức năng và quyền hạn, đảm bảo hoàn thành KPI đã đề ra.
  • Tạo động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên
  • Đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh
  • Đề xuất ý kiến nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp.

Tinh thần kỷ luật:

  • Tuân thủ nội quy, chính sách trong doanh nghiệp
  • Quản lý tài sản chung của doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá năng lực trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh tham gia vào việc xây dựng, định hình hình ảnh và vị thế thương hiệu của công ty trên thị trường. Họ cần đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty tuân thủ các giá trị và tiêu chí của thương hiệu. Trưởng phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, lãnh đạo và phát triển kinh doanh của một tổ chức. Sự thành công của công ty thường phụ thuộc vào khả năng của trưởng phòng kinh doanh trong xây dựng chiến lược, quản lý nhóm, tạo mối quan hệ khách hàng.

>> Tham khảo: Top 20+ cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng nên đọc

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
Professional Selling Skills

Khóa học đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp do PACE tổ chức, giúp học viên thấu hiểu về khách hàng, để từ đó biết cách bán hàng thành công, biết cách quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và phát triển khách hàng mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 374