Công nghệ đã tác động và làm thay đổi hoàn toàn cách tương tác, giao tiếp giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Một nền văn hóa số sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn nhân lực mới với giá trị mới như tư duy đổi mới, thích ứng với sự thay đổi, sẵn sàng tiếp thu các phản hồi biến thành cơ hội mới. Có thể nói, văn hóa số được thực hiện tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong dài hạn.
"Văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam" - Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Văn hóa số là gì?
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới – World Economic Forum (WEF), văn hóa số là văn hóa sử dụng công nghệ số và thấu hiểu sâu sắc việc dựa trên dữ liệu để ra quyết định, hướng khách hàng làm trung tâm song song với việc thúc đẩy hợp tác và đổi mới bên trong tổ chức.
Hay nói cách khác, văn hóa số là một tập hợp các giá trị, niềm tin, và hành vi của cá nhân và tổ chức trong bối cảnh của xã hội số. Nó bao gồm cách chúng ta sử dụng công nghệ số, cách chúng ta giao tiếp và tương tác với nhau trong môi trường kỹ thuật số, cách chúng ta ứng phó với những thách thức và cơ hội của xã hội số.
Văn hoá số sẽ hình thành trên hành trình Chuyển đổi số của doanh nghiệp, khi mà công nghệ được tích hợp vào mọi khía cạnh của hoạt động và quản lý. Các tiến bộ công nghệ mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi cách các bộ phận tương tác, tạo ra sự biến đổi trong niềm tin và thái độ của đội ngũ nhân sự đối với tổ chức chung. Họ sẽ phát triển tư duy, hành động và sự hợp tác trong môi trường công nghệ, tạo ra giá trị mới, cũng như hình thành các hành vi và ứng xử mới.
Xây dựng văn hoá số không chỉ là quá trình thúc đẩy giá trị cơ bản, hành vi, và biểu hiện trong doanh nghiệp mà còn tạo ra một không gian thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, nó cũng giúp nhận biết và giải quyết các thách thức về văn hoá hiện tại, nhằm mục tiêu tạo ra đột phá cho tương lai.
Tầm quan trọng của văn hóa số trong chuyển đổi số
- Chuyển đổi số có thể thất bại hoặc cải tiến chậm nếu thiếu văn hóa số
- Thúc đẩy khả năng tạo ra kết quả của nhân viên
- Giúp doanh nghiệp có tư duy đột phá, thích nghi với sự thay đổi
- Tác động bền vững đến các bên liên quan
Chuyển đổi số có thể thất bại hoặc cải tiến chậm nếu thiếu văn hóa số
Con người là cốt lõi trong mọi hoạt động, nếu con người không hoạt động trong một nền văn hóa số, dù có đầu tư vào công nghệ, cách thức đến đâu, thì quá trình chuyển đổi số cũng sẽ không thể triển khai toàn diện và rất dễ thất bại. Bởi trên thực tế, mặc dù nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ, nhưng nhiều trường hợp lại không chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa số, dẫn đến quá trình chuyển đổi số thất bại.
Trong quá trình chuyển đổi số, cả công nghệ, con người và văn hóa đều đóng vai trò quan trọng. Điều quan trọng không chỉ là tập trung vào việc cải tiến công nghệ, mà còn là tạo điều kiện để thay đổi và nâng cao hành vi và tư duy của tất cả các thành viên trong tổ chức. Văn hóa số bao gồm các yếu tố như:
- Tư duy đổi mới, sáng tạo: Văn hóa số khuyến khích sự sáng tạo, thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. Đây là những yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ mới một cách hiệu quả.
- Sự hợp tác: Chuyển đổi số đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận, các cấp trong doanh nghiệp. Văn hóa số khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ thông tin, và giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, linh hoạt.
- Tính linh hoạt: Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường. Văn hóa số khuyến khích sự linh hoạt, sẵn sàng thay đổi, học hỏi và ứng phó với mọi sự thay đổi.
Thúc đẩy khả năng tạo ra kết quả của nhân viên
Văn hóa số không chỉ bao gồm các giá trị và hành vi, mà còn thể hiện tinh thần và tư duy lan tỏa qua mọi cấp bậc trong tổ chức. Nó khích lệ sự sáng tạo, động viên nhân viên tham gia đề xuất ý tưởng mới và thậm chí tham gia vào quá trình định hình chiến lược. Điều này tạo ra một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy được động viên, truyền động lực và tự tin để đưa ra những quyết định quan trọng một cách hiệu quả.
Một nền văn hóa số phù hợp với quá trình chuyển đổi số sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khả năng tạo ra kết quả của nhân viên theo các khía cạnh như:
-
Tạo ra môi trường làm việc sáng tạo và đổi mới: Văn hóa chuyển đổi số đề cao sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích nhân viên thử nghiệm các ý tưởng mới. Tạo ra môi trường làm việc kích thích sự phát triển của nhân viên, giúp họ đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
-
Tăng cường sự hợp tác và cộng tác: Chuyển đổi số đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Một văn hóa phù hợp sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác và cộng tác giữa các nhân viên, giúp họ cùng nhau đạt được mục tiêu chung.
-
Nâng cao năng suất lao động: Chuyển đổi số giúp tự động hóa các quy trình thủ công, lặp đi lặp lại, giúp nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ mang tính chiến lược hơn. Điều này giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc của đội ngũ.
Giúp doanh nghiệp có tư duy đột phá, thích nghi với sự thay đổi
Trong văn hóa số, doanh nghiệp sẽ hình thành một đội ngũ nhân sự có những phẩm chất nổi bật như tư duy sáng tạo, khả năng đề xuất ý tưởng mới, linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi trong tổ chức. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường trong dài hạn. Văn hóa số phù hợp sẽ:
-
Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới: Văn hóa số tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và khuyến khích sự sáng tạo. Nhân viên được khuyến khích đưa ra ý tưởng mới, thử nghiệm các giải pháp mới và không ngại thất bại.
-
Cơ hội học hỏi và phát triển: Các công cụ và tài nguyên học tập trực tuyến được cung cấp cho nhân viên, giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng để thích ứng với những thay đổi của thị trường.
-
Thúc đẩy sự hợp tác: Các công cụ và nền tảng số giúp nhân viên từ các bộ phận khác nhau dễ dàng giao tiếp và chia sẻ thông tin.
Tác động bền vững đến các bên liên quan
Công nghệ hóa hiện đại hóa ngày càng tác động nhiều hơn tới nhận thức của con người, bao gồm khách hàng, đối tác, nhân viên,... trong việc chịu trách nhiệm với xã hội và môi trường. Doanh nghiệp giờ đây ngoài việc tập trung vào tối ưu hóa hiệu suất tài chính, còn phải chú trọng đến việc thực hiện các hành động nhằm đảm bảo tuân thủ mục tiêu về ESG: Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp.
Văn hóa số không chỉ đóng vai trò như một yếu tố hỗ trợ mà còn là nguồn động lực nội tại, thúc đẩy mọi thành viên trong tổ chức hướng tới những mục tiêu bền vững. Nó tạo ra một môi trường khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến và sáng tạo giải pháp. Kích thích đổi mới và hướng dẫn đến việc phát triển các sáng kiến tích hợp, góp phần chuyển đổi số doanh nghiệp và tạo ra tác động tích cực cho các bên liên quan.
Hơn nữa, văn hóa số cung cấp khả năng tối ưu hóa quyết định và chiến lược thông qua việc sử dụng dữ liệu chính xác và toàn diện. Điều này giúp doanh nghiệp có khả năng thu thập, phân tích và áp dụng công nghệ để theo dõi tiến độ và đánh giá tác động của các hoạt động ESG. Như vậy, việc đạt được các mục tiêu bền vững không chỉ phụ thuộc vào tư duy cá nhân trong tổ chức mà còn dựa vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ khả năng xử lý dữ liệu thông qua công nghệ số.
4 Trụ cột quan trọng trong văn hóa số doanh nghiệp
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới – World Economic Forum (WEF), để chuyển số toàn diện và thành công, văn hóa số cần được xây dựng dựa trên 4 trụ cột bao gồm: Khách hàng là trung tâm, Định hướng dữ liệu, Đổi mới và Hợp tác. Bốn trụ cột này cần xây dựng dựa trên nền tảng của một tổ chức có mục tiêu, sứ mệnh gắn với ESG: Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp, bằng những cam kết, hành động bên trong và xuyên suốt trong tổ chức.
Khách hàng là trung tâm
Trong văn hóa số, việc tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng bằng các sản phẩm/ dịch vụ chất lượng là rất quan trọng. Chuyển đổi số không chỉ thúc đẩy sự thay đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn đòi hỏi họ phải điều chỉnh theo thị trường mới. Trong quá trình này, khách hàng đóng vai trò quyết định quan trọng nhất, và để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng.
Áp dụng công nghệ số để theo dõi, phân tích một cách chi tiết và toàn diện sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin quý báu từ dữ liệu khách hàng. Nhờ đó, họ có thể hỗ trợ quá trình ra quyết định, xây dựng chiến lược, thiết kế sản phẩm/ dịch vụ một cách hiệu quả. Điều này đặt ra một tầm quan trọng cho việc tận dụng thông tin giá trị từ khách hàng để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới trong môi trường kinh doanh ngày nay.
Định hướng dữ liệu
Tư duy sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định là một khía cạnh quan trọng của văn hóa số. Nó giúp doanh nghiệp:
-
Hiểu rõ khách hàng hơn: Dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, sở thích, hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, mang lại sự hài lòng và tăng lòng trung thành của khách hàng.
-
Nắm bắt xu hướng: Dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, từ đó kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng những biến đổi liên tục trong nhu cầu của thị trường.
-
Cạnh tranh hiệu quả: Dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp phân tích khách quan hơn về đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Đổi mới
Sự đổi mới và sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong văn hóa số, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số thành công. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phát triển những hành vi ủng hộ tư duy đột phá, khám phá ý tưởng mới, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mạo hiểm.
Chuyển đổi số là một hành trình không có điểm kết thúc, đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục nỗ lực. Những cạnh tranh mới, công cụ mới và xu hướng mới là điều không thể tránh khỏi. Mỗi thay đổi đều đi kèm với yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng, đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trước thách thức này, duy trì khả năng đổi mới và tư duy linh hoạt trở thành không thể thiếu.
Hợp tác
Một doanh nghiệp hiện đại thường xây dựng văn hóa hợp tác bằng cách tạo ra các liên kết giữa các nhóm nhỏ trong nội bộ, kết nối các phòng ban và bộ phận chuyên môn để tối ưu hóa nguồn lực và năng lực. Qua quá trình này, doanh nghiệp củng cố và làm mạnh hơn văn hóa tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt thông điệp, chia sẻ dữ liệu, truyền tải ý tưởng.
Ngoài khả năng hợp tác nội bộ, sự linh hoạt của doanh nghiệp cũng được thể hiện thông qua việc hợp tác với bên ngoài, như các nhà cung cấp hoặc đối tác. Điều này là điểm đặc biệt, phân biệt với văn hóa truyền thống. Trong môi trường kết nối phẳng, hiện đại, tư duy phối hợp với bên ngoài, chia sẻ lợi ích để đạt đến mục tiêu win-win là chìa khóa giúp doanh nghiệp thích nghi với mọi biến động.
So sánh văn hóa số và văn hóa truyền thống trong doanh nghiệp
Theo Strategy& – một đơn vị thuộc PwC đã chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa số và văn hóa truyền thống trong doanh nghiệp như sau:
Văn hóa số |
Văn hóa truyền thống |
|
Khách hàng & nhu cầu |
Lấy ý tưởng từ thị trường |
Đưa sản phẩm ra thị trường |
Tổ chức |
Ít thứ bậc, quyết định nhanh |
Nhiều thứ bậc, quyết định chậm |
Cách thức hoạt động |
Hiểu nhu cầu của công dân số và cách tiếp cận những xu hướng mới |
Hiểu nhu cầu của các khách hàng truyền thống và cách tiếp cận họ Duy trì sự ổn định, học hỏi từ kinh nghiệm và chấp nhận sự ràng buộc Đề cao kinh nghiệm, sự ổn định Làm việc theo phòng ban, cách biệt giữa các bộ phận Lộ trình thăng tiến được đặt ra sẵn, ít có tính linh hoạt Tập trung vào việc lập kế hoạch và tối ưu hóa |
Quy trình 4 giai đoạn xây dựng văn hóa số
Xác định giá trị văn hóa số cần xây dựng
Giá trị văn hóa số là những giá trị cốt lõi, là nền tảng để xây dựng văn hóa số trong doanh nghiệp. Giá trị văn hóa số cần phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Doanh nghiệp cần thực hiện các khía cạnh sau:
-
Doanh nghiệp cần trả lời được câu hỏi: Mục tiêu chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp muốn đạt được những gì sau khi chuyển đổi số? Việc xác định mục tiêu chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những giá trị văn hóa số cần xây dựng.
-
Khảo sát thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại: Văn hóa doanh nghiệp hiện tại như thế nào? Những giá trị nào đang được đề cao trong văn hóa doanh nghiệp? Việc khảo sát thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những giá trị văn hóa số cần bổ sung hoặc thay đổi.
-
Tham khảo ý kiến của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm lãnh đạo, nhân viên, khách hàng, đối tác,... để có được cái nhìn toàn diện về những giá trị văn hóa số cần xây dựng.
Thử nghiệm trên nhóm
Sau khi xác định những giá trị văn hóa số quan trọng, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhân viên, đảm bảo sự đa dạng của các tầng lớp nhân sự. Trong đó, việc có sự tham gia tích cực của các lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng, vì họ sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc dẫn dắt, tuân thủ và lan tỏa mạnh mẽ các giá trị mới. Trong quá trình thử nghiệm, các hành vi và giá trị văn hóa số mới sẽ được thực hiện hàng ngày. Đồng thời, quá trình thử nghiệm sẽ được đo lường và thảo luận để xác định các điểm chuẩn chỉ rõ người chịu trách nhiệm và hoàn thiện lộ trình cho việc lan tỏa giá trị văn hóa số trong tương lai.
Triển khai toàn bộ
Sau khi đã thử nghiệm thành công các giá trị văn hóa, doanh nghiệp cần triển khai và lan tỏa chúng trên toàn bộ tổ chức. Mặc dù chúng ta đã có những kinh nghiệm quý báu từ quá trình thử nghiệm, nhưng quá trình lan tỏa giá trị văn hóa này vẫn đối diện với nhiều thách thức. Đối với tổ chức lớn, với nhiều nền văn hóa pha trộn, thách thức này càng trở nên phức tạp hơn. Ở giai đoạn này, vai trò của lãnh đạo trở nên quan trọng, họ là ngọn đuốc soi sáng và mở đường tiên phong trong quá trình triển khai và lan tỏa giá trị văn hóa số.
Đo lường, điều chỉnh và duy trì các giá trị văn hóa số
Trong quá trình phổ cập và lan tỏa văn hóa số trên toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp cần duy trì một chiến lược truyền thông liên quan đến giá trị và hành vi cần thiết, kết hợp với việc thực hiện đo lường và đánh giá định kỳ công cuộc xây dựng văn hóa số. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả thực hiện chiến lược và điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt, nhằm đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các bộ câu hỏi khảo sát để kiểm tra mức độ nhận biết về văn hóa số của nhân viên, áp dụng các công cụ đo lường để đánh giá tình hình hiện tại và kế hoạch phát triển văn hóa số trong tương lai. Đối với những giá trị văn hóa đã được thiết lập, doanh nghiệp cần xây dựng quy tắc để bảo vệ và duy trì chúng.
Những thách thức trong việc xây dựng văn hóa số
Lối mòn truyền thống
Văn hóa và cách thức làm việc truyền thống ở hầu hết doanh nghiệp luôn chiếm một vị trí sâu sắc trong tâm trí đội ngũ, đến nỗi việc thay đổi dường như trở nên rất khó khăn. Những thói quen khiến nhân viên thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất khi theo đuổi những quy trình, giá trị quen thuộc.
Điều này gây ra một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt khi sức kháng của tổ chức quá mạnh mẽ, và nhân viên cảm thấy ngần ngại, thậm chí phản đối với những phương thức làm việc và tương tác mới. Hậu quả của việc này là họ có thể mất đi khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc thích ứng với những quy trình làm việc hiện đại trong văn hóa số.
Chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa số trong công cuộc chuyển đổi số
Đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp nếu không nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa số, họ sẽ không coi trọng việc xây dựng văn hóa số. Điều này dẫn đến một số thách thức như:
- Không có sự đầu tư và nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng văn hóa số.
- Không có sự thống nhất về tầm nhìn và mục tiêu xây dựng văn hóa số.
- Không có sự cam kết của lãnh đạo và nhân viên trong việc thực hiện văn hóa số.
Những thách thức này sẽ khiến quá trình xây dựng văn hóa số gặp nhiều khó khăn và khó đạt được hiệu quả mong muốn.
Nhân viên không được trao quyền
Văn hóa số là một nền văn hóa trong đó công nghệ được sử dụng để thúc đẩy đổi mới, hợp tác và hiệu quả. Để xây dựng văn hóa số thành công, các doanh nghiệp cần trao quyền cho nhân viên, tạo động lực và năng lực để sử dụng công nghệ nhằm giải quyết vấn đề và tạo ra giá trị.
Khi nhân viên không được trao quyền, họ có thể cảm thấy không được tin tưởng hoặc không được hỗ trợ. Điều này có thể dẫn đến:
- Tăng căng thẳng và thất vọng: Nhân viên có thể cảm thấy như họ đang bị mắc kẹt trong một môi trường kiểm soát, điều này có thể dẫn đến căng thẳng và thất vọng.
- Giảm năng suất và hiệu suất: Nhân viên không được trao quyền có thể ít có khả năng đưa ra sáng kiến hoặc giải quyết vấn đề, có thể dẫn đến giảm năng suất làm việc.
- Thiếu đổi mới và sáng tạo: Nhân viên không được trao quyền có thể không cảm thấy đủ thoải mái để thử nghiệm với các ý tưởng mới, cản trở đổi mới và sáng tạo.
Việc tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông vào mọi lĩnh vực của xã hội đã mở ra không gian mới, nơi mà thông tin, kiến thức và trải nghiệm được chia sẻ một cách nhanh chóng và rộng rãi. Văn hóa số nói chung không chỉ giúp kết nối con người với nhau mà còn tạo nên một cộng đồng toàn cầu, với sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và quan điểm. Bằng cách tham gia vào văn hóa số, mỗi cá nhân không chỉ là người tiêu thụ thông tin mà còn là người đóng góp vào việc xây dựng nên bức tranh đa chiều và phong phú của thế giới số hiện đại.
Văn hóa số đặt ra những thách thức mới đối với giáo dục, doanh nghiệp và chính trị. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để phát triển môi trường sáng tạo, khuyến khích sự đổi mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Nhất là đối với doanh nghiệp, văn hóa số không chỉ là một xu hướng mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh và biến động liên tục ngày nay.
MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓAKhai giảng: 23/11/2024 - Địa điểm: Hà Nội |
|||||
---|---|---|---|---|---|
Lịch học
Thứ Bảy
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30
|
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
|
||||
(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày |
MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA Khai giảng: 19/12/2024 - Địa điểm: TP.HCM |
|||||
---|---|---|---|---|---|
Lịch học
Thứ Năm
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30
|
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
|
||||
(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày |