GENERAL DIRECTOR LÀ GÌ? PHÂN BIỆT GENERAL DIRECTOR VÀ GENERAL MANAGER

Trên thực tế, còn rất nhiều sự nhầm lẫn về hai khái niệm General Director và General Manager, tại nhiều doanh nghiệp hiện nay, nhiệm vụ của hai vị trí này còn chồng chéo và chưa có sự tách biệt rõ ràng. 

General Director là gì?

General Director là Giám đốc điều hành, họ đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn và có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động.

Các doanh nghiệp lớn thường có một hệ thống phân cấp, trong đó General Director đứng đầu và báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông. Họ được ủy quyền quyền lực cao nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược, giám sát các hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân sự và đại diện cho công ty trong các hoạt động truyền thông.

General Director là Giám đốc điều hành, họ đứng đầu một tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn

Vai trò và nhiệm vụ của General Director

General Director có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức, đảm bảo mọi hoạt động được vận hành một cách suôn sẻ, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. Nhiệm vụ cụ thể của General Director bao gồm:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược của công ty. Họ phải đảm bảo các quyết định này được đưa ra một cách có cơ sở, thông qua Hội đồng quản trị nhằm đưa ra quyết định cuối cùng cho doanh nghiệp.
  • Giám sát các hoạt động kinh doanh và đảm bảo rằng công ty đang vận hành một cách hiệu quả và có lợi nhuận.
  • Quản lý nhân sự nội bộ của công ty, đảm bảo tổ chức có đủ số lượng nhân viên chất lượng để thực hiện chiến lược.
  • Đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông hoặc liên quan đến các đối tác, chính phủ hoặc các tổ chức xã hội.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty.

Trên thực tế General Director cần thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, những tình huống khẩn cấp đòi hỏi họ cần ra quyết định nhanh chóng và chịu áp lực không hề nhỏ. 

General Director có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của tổ chức, đảm bảo công ty hoạt động một cách suôn sẻ, hiệu quả

General Manager là gì?

General Manager (GM) là người đứng đầu, trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của một tổ chức. General Manager thường báo cáo trực tiếp cho General Director hoặc CEO của công ty.

Hai khái niệm General Manager và General Director thường bị nhầm lẫn bởi có vai trò tương tự như nhau. Tuy nhiên phạm vi quản lý của General Manager lại ít hơn so với vị trí General Director.

General Manager có thể được gọi bằng các tên khác nhau tùy vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này thường thấy nhiều trong lĩnh vực khách sạn, các doanh nghiệp quy mô toàn cầu, hoạt động đa quốc gia, nơi các hoạt động kinh doanh được tổ chức theo các dòng sản phẩm, nhóm khách hàng hoặc khu vực địa lý.

Vai trò và nhiệm vụ của General Manager

Một số nhiệm vụ chính của General Manager cụ thể như sau:

  • Xây dựng kế hoạchhoạch định chiến lược cho các bộ phận/ chi nhánh. Đồng thời, giám sát và quản lý hoạt động của từng bộ phận, phòng ban đã được cấp trên giao phó, đảm bảo đạt được kết quả tối ưu.
  • Điều hành các hoạt động kinh doanh của các bộ phận, phòng ban, đảm bảo chúng đang đi đúng lộ trình và sự tăng trưởng của công ty. Tìm giải pháp cải thiện và tối ưu để đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Quản lý tài chính của bộ phận, chi nhánh, đảm bảo sự ổn định và tối ưu chi phí nhất có thể.
  • Đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ số lượng và chất lượng để duy trì các hoạt động một cách hiệu quả. Đồng thời, GM cũng thực hiện các chính sách để nhân viên của mình được đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc.
  • Linh hoạt đối phó với các tình huống bất ngờ, sự cố ngoài ý muốn, đảm bảo chúng không cản trở quy trình vận hành của doanh nghiệp.

Tùy vào quy mô, tổ chức, cách vận hành của mỗi doanh nghiệp mà công việc thường ngày của một General Manager sẽ linh hoạt khác nhau.

Tùy vào quy mô, tổ chức, cách vận hành của mỗi doanh nghiệp mà công việc của General Manager sẽ linh hoạt khác nhau

Tố chất cần có của General Director và General Manager

Về kỹ năng

  • Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng này hỗ trợ quá trình sắp xếp, phân công công việc cho các nhân viên, đảm bảo mọi người đều hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời đưa ra những quyết định chiến lược chính xác, rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu.
  • Kỹ năng đa nhiệm: Kỹ năng này giúp các General Director và General Manager có thể giải quyết được nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, đảm bảo mọi việc được xử lý suôn sẻ, tránh các sai sót trong quá trình thực hiện.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Cả hai vị trí này đều cần giải quyết rất nhiều công việc, do đó, kỹ năng quản lý thời gian là hết sức cần thiết để họ biết phân chia, ưu tiên công việc hợp lý, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng thời hạn và đạt được mục tiêu.
  • Kỹ năng giao tiếp: General Director và General Manager thường phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng, đối tác, cấp trên hay nhân viên của mình. Do đó, tài ăn nói lưu loát, khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều trước các buổi họp cần thuyết trình, thương lượng, đàm phán với các đối tác để mang về các hợp đồng giá trị, tạo ảnh hưởng tích cực đến nhân viên.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình kinh doanh, General Director và General Manager thường phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Do đó, họ cần có khả năng phân tích, đưa ra các giải pháp và thực hiện các hành động để giải quyết ổn thỏa, đặc biệt là trong các tình huống cấp bách.

General Director và General Manager cần kỹ năng đa nhiệm để có thể giải quyết được nhiều công việc khác nhau cùng một lúc

Về chuyên môn 

Là những người quản lý cấp cao và có tầm ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp, General Manager và General Director nên có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh của công ty. Kiến thức chuyên môn vững vàng đồng thời cũng giúp họ đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn, nhờ đó đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 

Tuy nhiên, việc có chuyên môn không phải là điều kiện bắt buộc để trở thành General Director hay General Manager, vì một số người cũng có thể xuất phát từ các lĩnh vực khác và đạt được vị trí cao trong công ty thông qua khả năng lãnh đạo, quản lý và kinh nghiệm dày dặn.

Về kinh nghiệm

Để đảm nhận trọng trách to lớn này, cả General Director và General Manager đều phải là người có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là trong các khía cạnh của kinh doanh như tài chính, kế toán, Marketing, nhân sự, điều hành quy trình hoạt động của doanh nghiệp,... 

Kinh nghiệm được tính bằng những thử thách, khó khăn mà các nhà lãnh đạo đã trải qua. Kinh nghiệm được thể hiện trong những lần họ dũng cảm đương đầu với thử thách, sự bình tĩnh trước những tình huống khẩn cấp,... Cũng nhờ vậy, họ dễ dàng tạo dựng lòng tin, uy tín với cấp trên và các nhân viên cấp dưới.

General Director và General Manager đều phải là người có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là trong các khía cạnh của kinh doanh

General Manager và General Director khác nhau như thế nào? 

Hai khái niệm General Director và General Manager thường bị nhầm lẫn với nhau. Hai vị trí này đều là quản lý cấp cao trong tổ chức, tuy nhiên trách nhiệm và phạm vi quyền hạn cụ thể lại hoàn toàn khác nhau.

So sánh

General Director

General Manager

Khái niệm

Vị trí này còn được gọi là Giám đốc điều hành, tại Việt Nam thường là CEO.

Họ thực hiện các công việc theo chỉ thị của Hội đồng quản trị doanh nghiệp.

Là quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các bộ phận/ phòng ban liên quan.

Chức vụ

Quản lý, giám sát các vị trí cấp cao trong doanh nghiệp, trong đó có General Manager. 

Giám sát, quản lý các bộ phận/ phòng ban được cấp trên giao phó.

Hỗ trợ Giám đốc điều hành hoàn thành tốt công tác quản lý khi có yêu cầu.

Vai trò

Đặt ra mục tiêu, tầm nhìn, định hướng phát triển cụ thể để doanh nghiệp hướng tới.

Thực hiện các hoạt động theo lộ trình để đạt được mục tiêu, tầm nhìn mà General Director đặt ra.

Quá trình hoạt động

Quy trình làm việc bao gồm quá trình giám sát hiệu suất, giải quyết các tình huống, sự cố phát sinh trong doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm cho mọi kết quả của toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.

Thực hiện các yêu cầu theo sự phân công, hướng dẫn của cấp trên hoặc General.

Đảm bảo chất lượng công việc và sản phẩm khi tới tay khách hàng. Họ cũng là đầu mối liên kết với khách hàng mục tiêu.

Môi trường làm việc

General Director thường làm việc trong môi trường văn phòng, phối hợp với các giám đốc cấp cao khác. Thỉnh thoảng họ có thể đi giám sát các chi nhánh của doanh nghiệp và gặp gỡ khách hàng, đối tác, nhà cung cấp khác.

General Manager thường làm việc linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau, tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Họ cũng dành thời gian ở văn phòng phối hợp làm việc với các thành viên trong nhóm quản lý.


General Director và General Manager đều có chức vụ cấp cao trong tổ chức

Lộ trình nghề nghiệp của General Manager và General Director 

  1. Giáo dục, bằng cấp
  2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc
  3. Xây dựng thương hiệu cá nhân
  4. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ
  5. Học hỏi liên tục để nâng cao kỹ năng

Giáo dục, bằng cấp

Mặc dù không bắt buộc nhưng việc có bằng cử nhân hay các bằng thạc sĩ sẽ là bước đệm vững chắc cho lộ trình trở thành General Director hay General Manager. Chọn các chuyên ngành về quản trị như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, Marketing, tài chính, kế toán,... được xem là phù hợp cho hai vị trí này.

>> Tham khảo các khóa đào tạo lãnh đạo tại Trường Doanh Nhân PACE

Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Đây là hai vị trí tiềm năng mà nhiều người khao khát đạt đến, do đó việc làm bản thân nổi bật bằng những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu đạt được là rất quan trọng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Hãy bắt đầu công việc mới ở một lĩnh vực mà bản thân muốn thăng tiến, tìm kiếm và học hỏi từ các đồng nghiệp, cấp trên hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Hãy thử những thử thách mới mẻ hoặc khác biệt, học cách đưa ra quyết định và hành động dứt khoát, điều này có thể giúp một cá nhân học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nhanh hơn. 

Lộ trình nghề nghiệp của General Manager và General Director 

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Có danh tiếng tích cực trên thị trường sẽ là bàn đạp vững chắc để một cá nhân dễ dàng lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng. Điều này cũng minh chứng bản thân đáng tin cậy, minh bạch, cam kết và dễ dàng phát triển trong vai trò của mình.

Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

Để phát triển sự nghiệp, việc tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực là rất quan trọng. Bằng cách xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp, chúng ta có thể tạo ra những kết nối hữu ích và tạo cơ hội cho sự phát triển sự nghiệp của mình. Để làm được điều này, mỗi người cần có khả năng lắng nghe, hợp tác và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.

Học hỏi liên tục để nâng cao kỹ năng

Sự thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh, sự phát triển bùng nổ của công nghệ cho thấy, việc phát triển các kỹ năng mềm hay cập nhật liên tục các kiến thức mới là cực kỳ thiết yếu, đặc biệt là trong vai trò lãnh đạo tổ chức như General Director và General Manager.

Việc học hỏi liên tục cũng giúp các nhà lãnh đạo trở nên linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả nhất cho tổ chức của mình.

General Director hay General Manager đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một tổ chức. Hai chức danh này có nhiệm vụ và cấp bậc cụ thể khác nhau, bổ trợ cho nhau trong công việc hằng ngày. Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vị trí General Manager có thể không có hoặc chỉ sử dụng phổ biến trong lĩnh vực khách sạn.

>> Tham khảo:

Chương trình đào tạo

GLP - LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU
GLP - Global Leadership Program

Phát triển "NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỘT PHÁ"
với Chương trình "LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU"

Dành cho Lãnh đạo Cấp cao của các doanh nghiệp.

GLP là chương trình đào tạo danh giá nhất của PACE,
được triển khai bởi PACE & 5 đối tác danh tiếng toàn cầu:
FranklinCovey; Blanchard; AMA; SHRM & BSV.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369