Senior Manager là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Công việc hằng ngày của Senior Manager cũng tương tự so với Manager, tuy nhiên họ có nhiều năm kinh nghiệm hơn và thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể trong quy trình vận hành của công ty. Các quyết định mà các nhà quản lý cấp cao đưa ra có tác động ở cấp độ chiến lược và tác động lớn hơn đến tổ chức.

Senior Manager là gì?

Senior Manager là vị trí quản lý cấp cao có trách nhiệm quản lý các phòng ban, có năng lực chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của công ty, có khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả. Chức danh Senior Manager được sử dụng để phân biệt cấp bậc, kinh nghiệm, trình độ của các vị trí quản lý trong một doanh nghiệp. Vị trí này đồng thời cũng có những yêu cầu khắt khe, áp lực hơn so với cấp quản lý thông thường.

Senior Manager là những người quản lý có năng lực, nhiều kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của công ty

Vai trò của Senior Manager trong tổ chức

Thiết lập mục tiêu cho tổ chức

Các nhà quản lý cấp cao thường đặt ra các mục tiêu dựa trên kế hoạch chiến lược của tổ chức. Họ tạo ra định hướng chung cho bộ phận mình quản lý, đánh giá các kế hoạch, hoạt động dựa trên các tiêu chí cụ thể.

Việc thiết lập mục tiêu giúp các thành viên trong nhóm/ bộ phận hiểu rõ hơn về mục đích làm việc của bản thân và đóng góp công sức vào việc đạt được mục tiêu đó.

Đưa ra những quyết định quan trọng

Senior Manager đóng vai trò to lớn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng về chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự, Marketing,... đảm bảo duy trì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Việc này đòi hỏi Senior Manager cần có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đảm bảo các hoạt động của công ty đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức và sự linh hoạt trong việc xử lý thông tin, Senior Manager cần có khả năng thích nghi với những thay đổi và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, đảm bảo giải quyết được mọi vấn đề cấp bách, khó khăn của doanh nghiệp.

Senior Manager đóng vai trò to lớn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng cho tổ chức

Phê duyệt yêu cầu tuyển dụng và sa thải nhân sự

Khi các Manager cần tuyển dụng hay sa thải một số nhân sự, họ cũng cần nhận được sự chấp thuận từ các Senior Manager. 

Senior Manager cần đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên khi tiến hành tuyển dụng, đồng thời xem xét ngân sách và kế hoạch phát triển công ty để đảm bảo có những quyết định phù hợp.

Quản lý ngân sách bộ phận

Senior Manager cần kiểm soát chi phí và ngân sách cho bộ phận mà mình giám sát, đảm bảo chi phí được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.

Bên cạnh đó, họ cũng cần chuẩn bị các báo cáo tài chính cho giám đốc tài chính (CFO) và chuyển giao những hồ sơ quan trọng như hóa đơn, hợp đồng và biên lai cho bộ phận kế toán để lưu trữ. Đồng thời phối hợp làm việc với các manager và giám đốc chức năng cấp cao khác để đánh giá chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.

Cải thiện hiệu suất của nhân viên

Nếu các Manager chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát hiệu suất của nhân viên, thì Senior Manager chịu trách nhiệm trong việc tối đa hóa hiệu quả, năng suất của nhân viên, bằng cách đưa ra các phương pháp làm việc hiệu quả, áp dụng các phần mềm công nghệ,...

Senior Manager chịu trách nhiệm trong việc tối đa hóa hiệu quả, năng suất của nhân viên

Công việc cụ thể của Senior Manager

Tùy vào quy mô tổ chức, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Senior Manager sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Một số công việc cụ thể của Senior Manager bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho bộ phận mà mình quản lý.
  • Phân công công việc phù hợp cho các nhân viên trong bộ phận/ phòng ban.
  • Xác định mục tiêu, KPIs mà doanh nghiệp cần đạt để có những chiến lược phát triển phù hợp nhất.
  • Theo dõi, giám sát ngân sách của tổ chức, đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
  • Tiến hành triển khai các buổi hướng dẫn chuyên môn định kỳ nhằm nâng cao chất lượng nhân sự về kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách,...
  • Xây dựng kế hoạch và đưa ra quyết định liên quan đến quản trị nguồn nhân lực cũng như quy trình hoạt động của các bộ phận/ phòng ban trong công ty.
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo quản lý cấp thấp và quản lý cấp trung của bộ phận.
  • Giám sát, dự trù ngân sách cho mỗi hoạt động kinh doanh cũng như đề xuất cung cấp các nguồn lực để phát triển dự án.

Tùy vào quy mô tổ chức, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Senior Manager sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau

Tố chất, kỹ năng cần có để trở thành Senior Manager

Chuyên môn

Chỉ khi Senior Manager có kiến thức chuyên môn vững vàng mới có thể quản lý, điều hành được bộ phận của mình. Có kiến thức chuyên môn tốt sẽ dễ dàng kiểm soát đội ngũ nhân sự về hiệu suất và các vấn đề khác trong quá trình làm việc.

Tùy vào mỗi lĩnh vực mà nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu vị trí này có kiến thức chuyên môn khác nhau, chẳng hạn như đối với lĩnh vực kinh doanh thì cần hiểu biết về tài chính, Marketing, sản xuất,... Đối với công nghệ thông tin thì cần có kiến thức về công nghệ, hệ thống phần mềm, an ninh thông tin, cơ sở dữ liệu,...

Bên cạnh đó, vị trí Senior Manager đòi hỏi họ cũng cần hiểu về các quy định pháp luật hiện hành, các chính sách quản lý doanh nghiệp.

Senior Manager cần hiểu về các quy định pháp luật hiện hành, các chính sách quản lý doanh nghiệp

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm dường như là yếu tố cần phải có đối với vị trí Senior Manager. Ít một doanh nghiệp nào dám giao phó vị trí có trọng trách và vai trò lớn như vậy cho một người mới bước chân vào nghề. 

Kinh nghiệm là nền tảng giúp một cá nhân hiểu rõ thách thức và cơ hội trong ngành của mình, biết xây dựng chiến lược phù hợp và linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, một số người có trình độ chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc cũng có thể được xem xét cho vị trí Senior Manager mà không yêu cầu cao về kinh nghiệm.

Kinh nghiệm dường như là yếu tố cần phải có đối với vị trí Senior Manager

Kỹ năng Senior Manager cần có

Kỹ năng lãnh đạo

Để làm việc hiệu quả và có tổ chức, kỹ năng lãnh đạo xuất sắc là không thể thiếu đối với bất kỳ nhà quản lý nào. Kỹ năng và năng lực lãnh đạo giúp Senior Manager hiểu được cách sắp xếp và phân bổ công việc cho nhân viên cấp dưới một cách phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng này đồng thời cũng giúp Senior Manager biết truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên, tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện.

Kỹ năng giao tiếp

Tính chất công việc của Senior Manager là thường xuyên phải trao đổi thông tin, liên lạc và làm việc với các bên liên quan bên trong và bên ngoài tổ chức. Để đảm bảo mọi dự án diễn ra suôn sẻ và nhận được sự đồng thuận, Senior Manager cần có khả năng giao tiếp một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả.

Kỹ năng ra quyết định

Với vai trò lãnh đạo và quản lý của mình, Senior Manager thường phải đưa ra các quyết định và chiến lược quan trọng cho tổ chức. Kỹ năng ra quyết định đòi hỏi Senior Manager cần phải có khả năng phân tích, đánh giá tình huống và đưa ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức

Bên cạnh đó, họ cũng cần linh hoạt trong việc ra quyết định trong các tình huống khẩn cấp, đảm bảo các hoạt động không bị đình trệ, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý thời gian, công việc

Senior Manager thường phải giải quyết nhiều nhiệm vụ và dự án cùng một lúc. Điều này đòi hỏi họ cần có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp thứ tự công việc hợp lý để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng tiến độ, không bị bỏ sót hay chậm trễ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong vai trò Senior Manager, họ thường phải đối mặt với các tình huống phức tạp và khó khăn trong quá trình quản lý và điều hành tổ chức. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một người quản lý nào.

Bên cạnh những ý tưởng sáng tạo, kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống, tìm kiếm thông tin, Senior Manager cũng cần lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu và biết cách giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân viên hay bộ phận với nhau.

Senior Manager cần lắng nghe, thấu hiểu và biết cách giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhân viên hay bộ phận với nhau

Cơ hội phát triển của Senior Manager

Cơ hội phát triển của Senior Manager phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng lãnh đạo, thành tích làm việc và các mục tiêu cá nhân. Một số cơ hội phát triển mà vị trí này mang lại bao gồm:

  • Thăng tiến nghề nghiệp: Senior Manager có thể được thăng chức lên cấp cao hơn trong tổ chức, có thể một vị trí Giám đốc chức năng, cũng có thể được giao các nhiệm vụ quản lý mới và quan trọng hơn.
  • Tham gia các dự án quan trọng: Senior Manager có thể được giao phó các nhiệm vụ quản lý các dự án chiến lược quan trọng của tổ chức, tạo cho họ cơ hội để phát triển khả năng ra quyết định xuất sắc.
  • Tạo dựng mối quan hệ: Senior Manager có thể tham gia các hoạt động xã hội, các hội thảo liên quan để gặp gỡ, giao lưu với những người cùng lĩnh vực, tạo dựng và nuôi dưỡng mạng lưới mối quan hệ rộng khắp.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Khi đã lĩnh hội đủ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như các tố chất cần thiết, Senior Manager có thể xây dựng thương hiệu cá nhân của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng nhiều hơn.

Cơ hội phát triển của Senior Manager

Phân biệt vị trí Manager và Senior Manager

So sánh

Senior Manager

Manager

Vị trí

Được định vị cao hơn trong hệ thống phân cấp của tổ chức

Vị trí thấp hơn so với Senior Manager

Kinh nghiệm

Thường có 5 - 10 năm kinh nghiệm quản lý, điều này còn tùy thuộc vào năng lực, trải nghiệm cũng như tinh thần của mỗi người

Thường có từ 3 - 5 năm kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào năng lực và trải nghiệm của mỗi người

Chuyên môn

Có kiến thức sâu rộng và nhiều trải nghiệm về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của công ty. Tuy nhiên trong nhiều dự án cần tham khảo ý kiến của Senior Manager về chuyên môn.

Tư duy chiến lược

Có kiến thức, sự hiểu biết tường tận về văn hóa, mục tiêu và các hoạt động của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp.

Tập trung nhiều hơn vào hoạt động hàng ngày của bộ phận mình quản lý.

Senior Manager không phải là một chức danh hay vị trí được xác định bởi số năm làm việc của một người trong một lĩnh vực nào đó.

Để được công nhận là một Senior Manager, một người cần vượt qua nhiều thăng trầm, khó khăn, giải quyết được nhiều tình huống, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực của mình. Đây là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực, cống hiến và không ngừng học hỏi của mỗi người. Thời gian trở thành Senior Manager dài hay ngắn còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, năng lực và giá trị có thể tạo ra của mỗi cá nhân.

Tham khảo các vị trí Manager thường gặp:

Chương trình đào tạo

Lãnh đạo Linh hoạt với Mô hình SLII
Leading with The SLII Experience™ (SLII)

Phong cách lãnh đạo linh hoạt theo tình huống - SLII®
giúp lãnh đạo thành công trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, với mọi kiểu nhân viên.

Blanchard® là tổ chức dẫn đầu thế giới về phát triển lãnh đạo, nhất là về Kỹ năng Lãnh đạo SLII®

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

MMM - NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG
MMM - Management For Middle Managers

Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ Quản Lý Cấp Trung,
được PACE thiết kế, biên soạn và đào tạo theo
mô hình bản quyền PACE's MMM Model.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369