Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Trong một thế giới ngập tràn thông tin, Storytelling trở thành công cụ mạnh mẽ giúp thu hút và truyền tải thông điệp một cách sâu sắc. Với Storytelling, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra sự kết nối sâu sắc với người nghe, nội dung trở nên sống động, dễ nhớ và thuyết phục hơn trong tâm trí khách hàng.

Storytelling là gì?

Storytelling hay còn gọi là nghệ thuật kể chuyện, là phương pháp sử dụng câu chuyện để truyền tải thông tin, ý tưởng hoặc thông điệp một cách dễ hiểu và lôi cuốn. Bên cạnh kể lại các sự kiện, Storytelling còn sử dụng ngôn từ đa dạng, hình ảnh, âm thanh và cảm xúc minh họa để tạo trải nghiệm mạnh mẽ cho khán giả. Thông qua Storytelling, các ý tưởng phức tạp có thể được biến đổi thành những câu chuyện hấp dẫn, khiến thông tin trở nên dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn.

Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng rãi bởi khả năng kết nối cảm xúc với khách hàng. Thay vì chỉ đưa ra những thông tin khô khan về sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp sử dụng Storytelling để tạo ra mối liên hệ gần gũi và chân thực hơn với người tiêu dùng. Những câu chuyện này không chỉ giúp tăng tính nhận diện thương hiệu mà còn giúp truyền đạt giá trị, tạo lòng tin và thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng.

storytelling là gìStorytelling hay nghệ thuật kể chuyện, hiện được vận dụng rộng rãi trong lĩnh vực Marketing

Lịch sử phát triển Storytelling

Storytelling đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, bắt nguồn từ nhu cầu tự nhiên của con người trong việc truyền tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và giải trí. Từ thời kỳ cổ đại, khi con người còn sống trong các cộng đồng nhỏ, câu chuyện đã được kể thông qua lời nói, điệu bộ, hình vẽ trên hang động hoặc những bài hát. Những câu chuyện về thần thoại, truyền thuyết hoặc các sự kiện lịch sử quan trọng thường được kể đi kể lại, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa cộng đồng.

Sự phát triển của Storytelling tiếp tục với sự ra đời của chữ viết và sau đó là in ấn. Khi các cuốn sách trở nên phổ biến, câu chuyện không chỉ được truyền miệng mà còn được ghi lại, mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều người hơn. Đến thời hiện đại, Storytelling đã trải qua những bước tiến đáng kể với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt là internet. Ngày nay, Storytelling không chỉ giới hạn trong văn học hay giải trí mà còn là một công cụ mạnh mẽ trong Marketing, giáo dục và thậm chí là trong công nghệ. Nơi mà mỗi thương hiệu, tổ chức đều cần kể câu chuyện của riêng mình để tạo dấu ấn với khán giả và khách hàng.

lịch sử của storytelling
Những câu chuyện ngày càng độc đáo và lồng ghép sản phẩm/dịch vụ mượt mà 

Sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing

Storytelling được xem là một phần trong Content Marketing. Nó được doanh nghiệp sáng tạo một cách độc đáo, dễ tạo ra cảm xúc với mục tiêu khiến khách hàng đồng cảm, thấu hiểu được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải qua câu chuyện.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Storytelling và Content Marketing:

Tiêu chí

Storytelling

Content Marketing

Mục tiêu

Tạo kết nối cảm xúc, truyền tải thông điệp sâu sắc

Tạo ra nội dung hướng đến mục tiêu kinh doanh cụ thể

Phương thức

Thông qua các câu chuyện có tính cảm xúc, nhân văn

Sử dụng nhiều dạng nội dung: bài viết, video, hình ảnh, v.v.

Đối tượng tiếp cận

Thường tập trung vào việc xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng

Hướng đến mọi khách hàng tiềm năng và mục tiêu kinh doanh

Trọng tâm

Câu chuyện có ý nghĩa và cảm xúc

Đa dạng nội dung để đạt được mục tiêu kinh doanh

Thời gian hiệu quả

Hiệu quả dài hạn, xây dựng thương hiệu

Có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy thuộc vào chiến lược

Mục đích chính

Xây dựng mối quan hệ cảm xúc và lòng tin

Tăng nhận diện thương hiệu, tạo ra khách hàng tiềm năngdoanh số

Lợi ích của Storytelling với doanh nghiệp

Thông qua những câu chuyện hấp dẫn, doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh thương hiệu gần gũi, chân thật và bền vững.

  1. Tạo cảm hứng và ý tưởng mới
  2. Thu hút sự đồng cảm
  3. Quảng bá thương hiệu
  4. Tạo lợi thế cạnh tranh, cá tính riêng biệt
  5. Tăng lòng trung thành khách hàng

Tạo cảm hứng và ý tưởng mới

Những câu chuyện thú vị sẽ truyền cảm hứng và khơi gợi ý tưởng mới trong quá trình sáng tạo, không chỉ cho khách hàng mà còn cho chính đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Người viết Content có thể sử dụng Storytelling như một cách kể chuyện, chia sẻ để văn phong trở nên phong phú, không cứng nhắc. Đồng thời, giúp người đọc cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp thu nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả với những ai đang bị “bão hòa ý tưởng”.  

Thu hút sự đồng cảm

Storytelling là công cụ mạnh mẽ để thu hút sự đồng cảm của khách hàng. Một câu chuyện chân thật, chứa đựng cảm xúc sẽ dễ dàng làm người nghe đồng cảm và kết nối với thương hiệu. Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp. Những câu chuyện về hành trình phát triển, khó khăn hoặc thành tựu của doanh nghiệp cũng giúp khách hàng thấy rõ hơn giá trị mà thương hiệu mang lại, từ đó tạo sự gắn kết vững chắc.

Quảng bá thương hiệu

Những nội dung quảng cáo lồng ghép nghệ thuật kể chuyện thường mang đến sự hấp dẫn độc đáo, giúp thương hiệu lan tỏa mạnh mẽ qua nhiều kênh truyền thông như mạng xã hội, blog hay video. Thông điệp và sứ mệnh của doanh nghiệp cũng được truyền tải một cách tự nhiên, mềm mại hơn so với quảng cáo truyền thống. 

Vào thời điểm này, doanh nghiệp có thể thiết lập mối liên kết và khơi dậy sự đồng cảm từ khách hàng, qua đó tạo dựng lòng tin và củng cố sự trung thành. Khi được triển khai hiệu quả, Storytelling không chỉ thu hút đông đảo khách hàng khách hàng tiềm năng mà còn giúp thương hiệu trở nên nổi bật mà không cần đầu tư quá nhiều vào quảng cáo.

Tạo lợi thế cạnh tranh, cá tính riêng biệt

Trong một thị trường đầy rẫy các sản phẩm và dịch vụ tương tự, Storytelling giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và tăng lợi thế cạnh tranh. Với những câu chuyện về giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn hay hành trình bán hàng và xây dựng,... cũng là cách giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Tăng lòng trung thành khách hàng

Những câu chuyện chân thật và cảm xúc sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ là một phần của câu chuyện thương hiệu, từ đó tăng cường sự gắn bó và trung thành. Khi sử dụng Storytelling để kết nối cảm xúc, doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng mới và chuyển đổi lòng trung thành từ những khách hàng hiện tại. Từ đó gia tăng doanh số bán hàng, tạo ra một nhóm khách hàng trung thành đông đảo, sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu thương hiệu.

lợi ích của storytelling
Vận dụng Storytelling trong Marketing giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh hiệu quả

Các dạng Storytelling

Brand Storytelling

Brand Storytelling (Câu chuyện thương hiệu) là những câu chuyện sáng tạo và hấp dẫn về nguồn gốc, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của một thương hiệu. Với những câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, khách hàng có thể cảm nhận được sự độc đáo, giá trị và những ý nghĩa đằng sau thương hiệu đó. Để từ đây, họ có xu hướng hình thành mối quan hệ đặc biệt và sâu sắc hơn với thương hiệu. 

Không chỉ với khách hàng hay đối tác, một Brand Storytelling tốt sẽ là nguồn cảm hứng và tạo động lực mạnh mẽ cho đội ngũ nhân viên nội bộ của doanh nghiệp.

Digital Storytelling

Digital Storytelling là hình thức kể chuyện thông qua các nền tảng kỹ thuật số như website, blog, mạng xã hội, video và podcast. Sự phát triển của công nghệ và internet đã mở ra vô vàn cơ hội để doanh nghiệp kết nối với khách hàng ở quy mô lớn thông qua các kênh trực tuyến. 

Thay vì dùng miệng hoặc giấy bút, Digital Storytelling sẽ kết hợp linh hoạt giữa văn bản, hình ảnh, video và âm thanh để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, dễ tiếp cận. Một trong những lợi ích lớn nhất của digital Storytelling là khả năng tương tác và phản hồi trực tiếp từ người dùng, giúp doanh nghiệp không chỉ kể câu chuyện mà còn có thể đo lường và điều chỉnh nội dung phù hợp với phản hồi của khách hàng.

Data Storytelling

Data Storytelling là việc sử dụng dữ liệu để kể câu chuyện một cách thuyết phục và dễ hiểu. Trong thời đại thông tin số, dữ liệu ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, dữ liệu khô khan thường khó để khách hàng hiểu và cảm nhận. Dạng Data Storytelling thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như tài chính, kế toán, chứng khoán, kinh doanh,...

Data Storytelling giúp biến những con số thành những câu chuyện có ý nghĩa thông qua việc sắp xếp và trình bày dữ liệu một cách rõ ràng, hợp lý và thu hút. Khi dữ liệu được kết hợp với cảm xúc và câu chuyện, nó trở thành một công cụ mạnh mẽ để thuyết phục khách hàng, giúp họ hiểu sâu hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc xu hướng thị trường mà doanh nghiệp muốn truyền tải.

Visual Storytelling

Trong một thế giới mà người tiêu dùng bị “bội thực” bởi thông tin, những hình ảnh bắt mắt và dễ nhớ trở thành công cụ hữu hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng. Visual Storytelling (kể chuyện bằng hình ảnh) có khả năng truyền tải thông điệp nhanh chóng và mạnh mẽ, thường được sử dụng trong quảng cáo (Advertising), truyền thông xã hội (Social Media) và các chiến dịch truyền thông đa phương tiện. 

Hình ảnh kết hợp với yếu tố cảm xúc sẽ giúp câu chuyện trở nên sống động và có tính lan tỏa cao, làm cho thông điệp của thương hiệu dễ dàng tiếp cận và lưu lại trong tâm trí khách hàng lâu dài.

các dạng storytelling
Storytelling có thể là những con số, hình ảnh hoặc ngôn từ phù hợp với thông điệp

Nguyên tắc áp dụng Storytelling

GREAT (Glue - Reward - Emotion - Authentic - Target) là một mô hình phổ biến giúp các doanh nghiệp ứng dụng Storytelling thành công trong các chiến dịch Marketing.

Glue (Kết nối)

Một nghệ thuật kể chuyện độc đáo là phải tạo được mối liên hệ chặt chẽ với người nghe thông qua những yếu tố mà họ có thể đồng cảm hoặc trải nghiệm. Việc kết nối này không chỉ dừng lại ở khía cạnh thông tin, mà còn liên quan đến các giá trị, cảm xúc, niềm tin và trải nghiệm mà người nghe có thể hiểu, phản hồi tích cực và họ cho là đúng. Để áp dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, tâm lý, quan điểm sống của họ là gì. Đồng thời, tìm cách làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, có sức ảnh hưởng và dễ tiếp nhận hơn.

Reward (Phần thưởng)

Trong một bộ phim hay một câu chuyện, ai cũng mong chờ một cái kết viên mãn. Tương tự, trong Storytelling, việc nhấn mạnh lợi ích mà khán giả có thể nhận được khi theo dõi câu chuyện là yếu tố then chốt. Phần thưởng không nhất thiết phải là những giá trị vật chất mà có thể là cảm xúc tích cực, kiến thức mới, hoặc sự thấu hiểu sâu sắc về một vấn đề nào đó. Khi câu chuyện kết thúc bằng một phần thưởng mang ý nghĩa, khán giả sẽ cảm thấy thỏa mãn, ghi nhớ lâu hơn và có xu hướng chia sẻ câu chuyện đó.

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mỗi câu chuyện đều mang lại giá trị nhất định, giúp người nghe cảm nhận được những lợi ích thiết thực. Điều này không chỉ khiến khán giả cảm thấy hài lòng mà còn tạo động lực để họ khám phá và thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nhờ đó, Storytelling trở thành một công cụ không chỉ thu hút mà còn thuyết phục khách hàng một cách tự nhiên và hiệu quả.

Emotion (Cảm xúc)

Cảm xúc chính là "vũ khí tối thượng" giúp doanh nghiệp chinh phục trái tim khách hàng. Những câu chuyện khơi gợi cảm xúc luôn để lại ấn tượng sâu đậm, vì chúng chạm vào những góc sâu thẳm nhất trong tâm hồn người nghe. Giống như nguyên tắc Kết nối (Glue), để xây dựng một câu chuyện giàu cảm xúc, doanh nghiệp cần thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và những điều có thể khơi dậy sự đồng cảm từ khách hàng. Khi cảm xúc được lồng ghép một cách tinh tế, câu chuyện sẽ trở nên sống động, tạo ra mối liên hệ bền chặt giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Authentic (Chân thật)

Sự chân thật là yếu tố cốt lõi giúp xây dựng lòng tin từ khách hàng. Một câu chuyện không chân thật hoặc mang tính phô trương sẽ dễ dàng bị phát hiện và làm mất uy tín của thương hiệu. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mỗi câu chuyện họ kể đều xuất phát từ giá trị thực tế, kinh nghiệm thực hoặc những điều mà doanh nghiệp thực sự đại diện. Chỉ như vậy, khách hàng mới sẵn sàng lựa chọn thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp hơn.  

Target (Mục tiêu)

Mỗi câu chuyện đều cần có mục tiêu rõ ràng, định hướng đúng đắn để giúp doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn. Bởi ngoài mang tính giải trí, những câu chuyện này cần phải phục vụ cho một mục tiêu cụ thể như tăng nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin, tạo ra khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh số. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình trước khi xây dựng câu chuyện và đảm bảo rằng mọi yếu tố trong câu chuyện đều hướng đến mục tiêu đó.

nguyên tắc làm storytelling
Nội dung Content Storytelling cần chân thực, chạm đúng vào tâm lý và cảm xúc người nghe

Cách viết Content Storytelling hấp dẫn

  1. Chọn nội dung phù hợp
  2. Xác định góc nhìn
  3. Xây dựng cốt truyện
  4. Khai thác những điều sâu xa
  5. Dẫn chứng thuyết phục
  6. Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện

Chọn nội dung phù hợp

Trước khi bắt đầu xây dựng câu chuyện, việc chọn nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu và thông điệp của doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Nội dung phải đáp ứng được nhu cầu, mối quan tâm và thách thức mà khách hàng đang đối mặt, đồng thời phản ánh đúng giá trị và sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn truyền tải. 

Khi nội dung mang tính liên kết chặt chẽ với khách hàng, câu chuyện không chỉ thu hút mà còn tạo nên sự gắn kết sâu sắc. Câu chuyện có thể xoay quanh sản phẩm, hành trình của khách hàng hoặc những giá trị mà doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng,...

Một số dạng cốt chuyện Storytelling phổ biến:

  • Hành trình của người hùng (The Hero’s Journey)

Đây là một trong những cốt truyện kinh điển và thường được sử dụng nhất. Câu chuyện bắt đầu với nhân vật chính (thường là khách hàng) đối mặt với thử thách hoặc vấn đề. Sau đó, những giá trị và lợi ích từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang đến giúp họ vượt qua khó khăn và cuối cùng đạt được thành công. Cốt truyện này khơi dậy sự đồng cảm và truyền cảm hứng, khiến khách hàng dễ dàng liên hệ với câu chuyện và hình dung mình là nhân vật chính. Ví dụ: TVC quảng cáo sữa rửa mặt Acnes trị mụn.

  • Từ nghèo khó đến thành công (Rags to Riches)

Cốt truyện này kể về quá trình vươn lên từ khó khăn để đạt đến thành công. Doanh nghiệp có thể xây dựng câu chuyện về một người hoặc thương hiệu bắt đầu với ít điều kiện nhưng nhờ vào sự kiên trì và những quyết định đúng đắn (hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp), họ đã thay đổi cuộc đời và đạt được thành công lớn. Loại câu chuyện này rất thích hợp để khơi dậy hy vọng và tạo động lực cho khách hàng.

  • Vượt qua thử thách (Overcoming the Monster)

Cốt truyện này tập trung vào việc đối mặt với một vấn đề lớn (thử thách hoặc "con quái vật") mà nhân vật chính phải đánh bại để đạt được điều mình mong muốn. Doanh nghiệp có thể mô tả cách sản phẩm hoặc dịch vụ của mình giúp khách hàng vượt qua các thách thức khó khăn trong cuộc sống hay công việc. Đây là câu chuyện tạo động lực và khuyến khích khách hàng hành động để đối phó với vấn đề của mình. Ví dụ: Video quảng cáo kẹo Singum Coolair.

  • Hành trình khám phá (Quest)

Trong cốt truyện này, nhân vật chính (khách hàng) bước vào một hành trình dài để tìm kiếm một điều gì đó, có thể là mục tiêu cuộc sống, sản phẩm hoặc giải pháp. Trên đường đi, họ gặp nhiều thách thức, nhưng với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, họ cuối cùng cũng đạt được mục tiêu. Cốt truyện này mang lại sự hứng thú, hồi hộp và phù hợp để thúc đẩy khách hàng khám phá sản phẩm hoặc thương hiệu.

  • Tái sinh (Rebirth)

Cốt truyện này xoay quanh sự thay đổi tích cực của nhân vật chính sau khi trải qua một biến cố hoặc giai đoạn khó khăn. Doanh nghiệp có thể sử dụng cốt truyện này để kể về việc một người (hoặc chính thương hiệu) đã tìm ra con đường mới để đổi mới, phát triển và đạt thành công nhờ vào sản phẩm hay dịch vụ. Loại câu chuyện này thường tạo cảm hứng và khơi gợi niềm tin vào khả năng thay đổi của con người.

  • Khám phá sự thật (Discovery)

Trong cốt truyện này, nhân vật chính phát hiện ra một sự thật mới hoặc hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh nhờ sự trợ giúp của doanh nghiệp. Câu chuyện này có thể được sử dụng để minh họa quá trình khách hàng tìm hiểu về một vấn đề hoặc nhu cầu của bản thân và cách sản phẩm/dịch vụ đã giúp họ nhận ra giải pháp tốt nhất. Loại câu chuyện này thường mang lại giá trị nhận thức và tạo niềm tin vào sản phẩm.

Xác định góc nhìn

Trong Storytelling, việc xác định rõ hai yếu tố quan trọng - nhân vật chính và người nghe - là nền tảng để tạo nên một câu chuyện cuốn hút. Doanh nghiệp cần xác định rõ ai là nhân vật chính trong câu chuyện và ai là người tiếp nhận thông điệp, từ đó xây dựng câu chuyện hiệu quả. 

Góc nhìn có thể từ phía doanh nghiệp, khách hàng hoặc một nhân vật trung gian, và lựa chọn này phải dựa trên mục tiêu cũng như đối tượng muốn truyền đạt thông điệp. Góc nhìn từ khách hàng thường giúp dễ dàng tạo ra sự đồng cảm, trong khi góc nhìn từ doanh nghiệp lại làm nổi bật giá trị và tầm nhìn của thương hiệu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng cách đặt mình vào vị trí của họ, để từ đó kể một câu chuyện phù hợp và chân thật. Khi có sự đồng điệu giữa người kể và người nghe, câu chuyện sẽ được truyền tải một cách trọn vẹn và tạo ra tác động mạnh mẽ hơn.

Xây dựng cốt truyện

Cốt truyện là xương sống của bất kỳ câu chuyện nào. Một cốt truyện hấp dẫn thường bao gồm những yếu tố cơ bản như giới thiệu, xung đột, cao trào và giải quyết. Cốt truyện cần được xây dựng một cách logic, có sự gắn kết giữa các chi tiết, đồng thời phải chứa đựng những thách thức hoặc vấn đề mà nhân vật phải vượt qua. 

Điều này giúp tạo ra sự hồi hộp, hứng thú cho người đọc và thúc đẩy họ theo dõi câu chuyện đến cuối. Khi sáng tạo Content Storytelling, hãy tập trung vào việc xây dựng cốt truyện đơn giản nhưng đầy cảm xúc, có sự phát triển của nhân vật và kết thúc có ý nghĩa.

Khai thác những điều sâu xa

Nếu một nội dung chỉ thể hiện được bề nổi hoặc trùng lặp với các nội dung khác đã có sẵn và được lan truyền rộng rãi trên Internet thì nó sẽ khó có thể để lại ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Để tạo ra sự độc đáo riêng biệt, doanh nghiệp nên tìm hiểu sâu về insight khách hàng, làm rõ những mong muốn, nỗi lo, nhu cầu thật sự của họ,... 

Sau đó, lồng ghép chúng vào nội dung/câu chuyện muốn truyền tải để tạo sự đồng cảm và khiến họ cảm thấy như mình đang thật sự trải nghiệm/tham gia vào chính câu chuyện. Khi câu chuyện có thể phản ánh những điều sâu thẳm nhất trong lòng người xem thì đó là lúc nó thực sự tạo ra kết nối và mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Dẫn chứng thuyết phục

Dẫn chứng thuyết phục là một yếu tố quan trọng giúp củng cố tính xác thực và sự đáng tin cậy của câu chuyện. Các dẫn chứng này có thể là những con số, số liệu thống kê, lời chứng thực của khách hàng hoặc những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được. 

Việc bổ sung dẫn chứng vào câu chuyện sẽ giúp người đọc cảm thấy câu chuyện có cơ sở thực tế mà còn làm tăng tính thuyết phục, khiến họ tin tưởng vào thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Đặc biệt, dẫn chứng chân thật và liên quan sẽ làm nổi bật giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện

Trong mọi câu chuyện hay, luôn có một nhân vật chính đóng vai trò là "anh hùng". Trong content Storytelling, “anh hùng” thường là khách hàng, doanh nghiệp, hoặc sản phẩm/dịch vụ. Để tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, hãy xây dựng hình ảnh “anh hùng” vượt qua khó khăn, đối mặt với thách thức và cuối cùng đạt được thành công. 

“Anh hùng” trong câu chuyện không chỉ đại diện cho những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải mà còn là biểu tượng cho sự kiên trì, nỗ lực và thành công. Người đọc sẽ dễ dàng đồng cảm và ghi nhớ câu chuyện nếu họ thấy mình hoặc những giá trị của mình được phản ánh trong hình ảnh “anh hùng” đó.

cách viết storytelling
Doanh nghiệp cần chọn tuyến nội dung phù hợp trước khi triển khai Storytelling

Các kỹ thuật giúp Storytelling thật thu hút

Để làm cho câu chuyện trở nên thực sự cuốn hút và đáng nhớ, có những kỹ thuật cụ thể mà người kể chuyện cần áp dụng. Dưới đây là những kỹ thuật giúp những câu chuyện càng thu hút càng ghi đậm dấu ấn lâu dài:

  1. Chuẩn bị kỹ lưỡng
  2. Đồng nhất và cá nhân hóa nội dung Storytelling
  3. Tận dụng sức mạnh của Multimedia
  4. Tăng cường yếu tố cảm xúc
  5. Tạo ra những rào cản cụ thể
  6. Kiểm soát nhịp điệu 
  7. Thêm yếu tố trực quan
  8. Tránh kết thúc với bài học răn dạy

Chuẩn bị kỹ lưỡng

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng Storytelling thành công. Theo đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình, thông điệp muốn truyền tải và lên ý tưởng/kế hoạch nội dung chi tiết của từng câu chuyện. Quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp câu chuyện có sự mạch lạc, kết nối, tăng tính thuyết phục và tránh những sai sót không đáng có.

Đồng nhất và cá nhân hóa nội dung Storytelling

Sự đồng nhất và cá nhân hóa trong Storytelling giúp thương hiệu tạo ra một bản sắc riêng biệt và dễ nhận diện. Đồng nhất trong giọng điệu, thông điệp và giá trị mà câu chuyện truyền tải là yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tin từ phía khách hàng. Đồng thời, câu chuyện cần được cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Khi câu chuyện phản ánh đúng trải nghiệm, mong muốn hoặc nhu cầu của khách hàng, nó sẽ dễ dàng kết nối và thu hút sự chú ý của họ hơn.

Tận dụng sức mạnh của Multimedia

Multimedia là công cụ mạnh mẽ trong Storytelling thời đại số, giúp tạo ra những câu chuyện sống động và dễ hiểu thông qua sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, video, văn bản và đồ họa. Sự đa dạng này không chỉ làm tăng tính trực quan mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận trên nhiều kênh truyền thông, biến những câu chuyện đơn giản thành trải nghiệm đa giác quan, tạo dấu ấn mạnh mẽ và lâu dài trong lòng khách hàng.

Tăng cường yếu tố cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố then chốt trong Storytelling giúp kết nối sâu sắc giữa thương hiệu và khách hàng. Để câu chuyện trở nên đáng nhớ, doanh nghiệp cần tạo ra những tình huống, nhân vật hoặc thách thức mà người đọc có thể cảm nhận hoặc đồng cảm. Để qua đó kích thích sự quan tâm của người nghe, làm họ cảm thấy gần gũi và có động lực để hành động.  

Tạo ra những rào cản cụ thể

Một câu chuyện hấp dẫn luôn có những rào cản mà nhân vật chính phải vượt qua. Trong Storytelling Marketing, việc tạo ra những thách thức, trở ngại cho nhân vật chính/khách hàng thường làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Những khó khăn này có thể là vấn đề mà khách hàng đang gặp phải hoặc những tình huống thực tế trong hành trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Khi nhân vật trong câu chuyện vượt qua những rào cản này, người nghe sẽ cảm thấy thỏa mãn và có xu hướng kết nối mạnh mẽ hơn với thương hiệu.

Kiểm soát nhịp điệu 

Nhịp điệu của câu chuyện ảnh hưởng lớn đến cách mà khán giả tiếp nhận thông điệp. Một câu chuyện cần có nhịp điệu hợp lý, từ cách giới thiệu vấn đề, phát triển tình huống đến giải quyết xung đột. Doanh nghiệp cần kiểm soát nhịp điệu này để giữ cho người đọc luôn bị cuốn hút mà không cảm thấy nhàm chán. 

Thêm yếu tố trực quan

Yếu tố trực quan là một phần không thể thiếu trong Storytelling hiện đại. Việc sử dụng hình ảnh, đồ họa hoặc infographic để minh họa cho câu chuyện giúp thông điệp được truyền tải dễ hiểu và sinh động hơn. Yếu tố trực quan này sẽ giúp câu chuyện tăng tính thẩm mỹ và giúp người xem nắm bắt thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn và tăng khả năng viral trên mạng xã hội.

Tránh kết thúc với bài học răn dạy

Một kết thúc mở hoặc nhẹ nhàng luôn hấp dẫn hơn so với một câu chuyện kết thúc bằng việc đưa ra bài học rõ ràng, mang tính răn dạy. Người đọc thường không thích bị áp đặt suy nghĩ hay bị ép phải tiếp nhận một thông điệp theo cách cứng nhắc. Doanh nghiệp nên để câu chuyện kết thúc một cách tự nhiên, để người nghe tự rút ra những kết luận hoặc bài học cho riêng mình. Cách tiếp cận này không chỉ tạo cảm giác tôn trọng khán giả mà còn giúp câu chuyện trở nên tinh tế và đáng suy ngẫm hơn.

ký thuật viết storytelling
Nội dung Storytelling cần đồng nhất với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và phù hợp trải nghiệm cá nhân hóa

Ví dụ về vận dụng Storytelling

  1. Biti’s - Nâng niu bàn chân Việt
  2. Kinh đô - Trung thu sum vầy

Biti’s - Nâng niu bàn chân Việt

Biti’s đã thành công trong việc khai thác yếu tố cảm xúc qua câu chuyện “Đi để trở về” bằng cách kể về hành trình của những người trẻ xa quê hương nhưng luôn nhớ về gia đình. Thông qua hình ảnh đôi giày Biti’s đồng hành cùng nhân vật trên mọi nẻo đường, thương hiệu không chỉ khéo léo gắn kết sản phẩm với những chuyến đi mà còn nhấn mạnh giá trị gia đình, tạo sự đồng cảm với khách hàng. Đây là một ví dụ điển hình của Storytelling tập trung vào cảm xúc, khiến người xem không chỉ nhớ về sản phẩm mà còn nhận thấy thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình.

Biti’s đã tận dụng sức mạnh của multimedia trong chiến dịch “Đi để trở về” bằng việc kết hợp giữa âm nhạc, hình ảnh và video. Cùng với sự hợp tác với ca sĩ nổi tiếng - Soobin Hoàng Sơn đã thu hút hàng triệu lượt xem và chia sẻ. Video quảng cáo không chỉ gây ấn tượng về mặt nghe nhìn mà còn giúp truyền tải thông điệp mạnh mẽ về những hành trình và sự gắn kết tình cảm. Nhờ sự kết hợp này, Biti’s đã tạo ra một trải nghiệm Storytelling đa giác quan, giúp thương hiệu ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng. 

Kinh đô - Trung thu sum vầy

Bằng cách kết nối các sản phẩm với các giá trị văn hóa và lễ hội, Kinh Đô đã tạo ra một câu chuyện về sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi mùa trung thu, câu chuyện về những chiếc bánh trung thu Kinh Đô không chỉ là sản phẩm bánh kẹo mà còn là biểu tượng của sự đoàn tụ, tình thân và niềm vui sum vầy. Câu chuyện này tạo nên sự đồng cảm sâu sắc và khơi dậy ký ức của người tiêu dùng về những khoảnh khắc ý nghĩa trong các dịp lễ hội.

Kinh Đô đã tận dụng Storytelling để tạo ra những câu chuyện gần gũi, tập trung vào giá trị gia đình và cộng đồng. Thông qua các chiến dịch quảng cáo, thương hiệu đã khéo léo xây dựng hình ảnh sản phẩm của mình như một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc, sự kiện gia đình. 

ví dụ về storytelling
Biti’s là một trong những thương hiệu thành công khi vận dụng Storytelling

Tóm lại, Storytelling không chỉ là một kỹ năng truyền tải thông điệp mà còn là một nghệ thuật tạo kết nối cảm xúc sâu sắc với khán giả. Khi được áp dụng đúng cách, Storytelling sẽ giúp thương hiệu thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng tiềm năng, xây dựng lòng tin và gắn kết lâu dài với họ. Từ đó, truyền tải giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ. 

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371